Nội dung chính
Amazon sellers tin rằng e-mail đã từng là một trong những công cụ đắc lực nhất nhưng gần đây do những hạn chế của Amazon mà đã làm cho email không còn có địa vị như trước nữa.
Không có email tiếp thị, không quá một vài email, không yêu cầu phản hồi tích cực, chỉ cần thực hiện đơn hàng và dịch vụ khách hàng. Bạn có thể nghĩ rằng không còn chỗ cho sự sáng tạo tuy nhiên, vẫn có một số sơ hở mà sellers có thể tận dụng được. Sellers vẫn có thể xem xét để có thể tiếp tục gửi email để tăng xếp hạng và doanh số của mình. Và tin tốt nhất là công cụ này có thể hoàn toàn tuân thủ Amazon Tos !
Sau đây là một số mẹo gửi email trên Amazon để bạn có thể giao tiếp với khách hàng nhiều nhất
1. Amazon TOS và những hạn chế của nó
Từ những gì Amazon đã thông báo, Sellers chỉ được liên lạc với khách hàng để thông báo đã hoàn thành đơn hàng hoặc để trả lời các câu hỏi liên quan đến dịch vụ. Amazon nghiêm cấm triệt để giao dịch với khách hàng bằng email, điện thoại…cho bất kì một mục đích khuyến mãi hay là marketing nào hết.
Nhìn chung, Bạn chỉ được liên lạc với khách hàng để thông báo cho họ về tình trạng hoàn thành của đơn hàng hoặc các dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhưng nó sẽ không vi phạm luật nếu như đề nghị khách hàng để lại reviews thật về sản phẩm hoặc feedback về seller trên Amazon. Điều quan trọng là đừng bao giờ để các từ có nghĩa tích cực hoặc tiêu cực trong mail như xin xỏ lộ liễu “xin rate 5 sao cho sản phẩm của tôi” với khách hàng hay là bắt buộc khách hàng phải đánh giá về sản phẩm của mình tốt.
Dễ thấy bạn vẫn có thể giao tiếp với khách hàng và thậm chí vẫn có thể bảo họ trong email rằng hãy để lại feedback trên Amazon. Hãy làm nó cẩn thận xin feedback sau khi bạn thông báo với khách hàng là sản phẩm đã được ship hoặc delivered.
Hạn chế, nhiều chuyên gia bán hàng cho rằng gửi 2-3 emails cho 1 đơn hàng là một con số tuyệt nhất. từ những kinh nghiệm cho thấy con số ấy rất phù hợp và hầu hết sellers thường gửi 2 emails cho khách hàng về order shipment và tình trạng delivery. Điều này hoàn toàn được Amazon cho phép.
Ghi nhớ
Focus on order fulfillment and customer service
Không gửi quá 3 emails, 2 cái là tuyệt nhất
Đừng dung các từ nghĩa tích cực và tiêu cực, ví dụ “rate 5 sao”,vv
Tập trung chủ yếu về tình trạng đơn hàng và liên quan đến dịch vụ
2. Headlines & Emoji
Amazon không cho phép bất cứ một hoạt động marketing nào, hãy chấp nhận rằng những dòng headlines của bạn sẽ trở nên nhạt nhẽo. tuy nhiên, những chủ đề như “[tên sản phẩm] của bạn đã được giao hàng’’ hoặc “Thông tin về sản phẩm mới [tên sản phẩm]” sẽ thu hút hơn bởi cách thêm nhiều emojis . Hãy để Headlines xuât hiện trong các hộp tin nhắn của khách hàng, vì vậy hãy làm chúng nổi bật để gây sự chú ý.
Ghi nhớ
Đừng dùng bất cứ từ ngữ marketing nào ở headlines
Dùng emojis để thu hút sự chú ý
3. Nội dung e-mail: từ ngữ, hình ảnh, tệp đính kèm
Khách hàng sẽ không đọc các mail dài như tế văn thế nên hãy lên nội dung ngắn gọn xúc tích nhất có thể. Giọng điệu đừng quá nghiêm túc, hãy viết với từ ngữ và giọng điệu thân thiết, lịch sự và tôn trọng họ
Hãy sử dụng các cấu trúc sau:
• Bắt đầu bằng lời chào thân thiện
• Cảm ơn khách hàng
• Xác định mục đích viết mail
• Thêm vài dòng để đóng nhận xét
Chắc chắn nội dung mail tuân thủ quy tắc và có tính logic
Be brief, use a polite and friendly tone in your copywriting
Từ ngữ, giọng điệu thân thiện dễ đọc không mang tính học thuật
Bao gồm những pic ảnh tốt nhưng không nên để nó chiếm quá 30% nội dung mail
4. Thời gian gửi thư
Thời gian khách hàng mở thông báo mail rất quan trọng . Từ kinh nghiệm cho thấy, thời gian khách hàng online check tin nhắn nhiều nhất là giữa 1pm đến 2pm họ đọc mail trong time ăn trưa.
Nhiều danh mục và sản phẩm phụ thuộc vào time. Vì vậy hãy kiểm tra mọi thứ và tìm ra thời gian tốt nhất cho khách hàng của bạn
Ghi nhớ
Chú ý khi bạn gửi email và time nào là tốt nhất để nhận được phản hồi sớm nhất từ khách hàng
5. Cách Email tăng độ trung thành của khách hàng
Các email được cá nhân hóa và thân thiện cho khách hàng của bạn biết rằng bạn quan tâm đến trải nghiệm của họ trên Amazon và muốn cải thiện nó. Điều này giúp người bán xây dựng niềm tin giữa họ và người mua hàng.
Với sự tin tưởng, người mua sắm ngẫu nhiên trở thành khách hàng trung thành. Họ ghi nhớ các thương hiệu cung cấp trải nghiệm khách hàng đặc biệt và theo các nghiên cứu của các nhà tiếp thị, có xu hướng mua hàng lặp lại.
Cuối cùng, theo dõi khuyến khích khách hàng để lại phản hồi và đánh giá trải nghiệm của họ với bạn. Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ có thể yêu cầu feedback phản hồi tích cực. Hãy chắc chắn rằng các giao dịch diễn ra suôn sẻ và khách hàng của bạn hài lòng với chất lượng sản phẩm và đề nghị họ chia sẻ suy nghĩ trung thực của họ.
Ghi nhớ
Email thân thiện sẽ giúp sellers tạo sự tin tưởng và cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Giao tiếp với các khách hàng sẽ làm tăng khả năng tin tưởng của họ về brand của bạn hơn
Theo dõi và khuyến khích nhận thông tin phản hồi từ khách hàng
Nguồn Eco Pire Team