Nội dung chính
Lời nói đầu
Trước hết, phải sorry mọi người bởi nợ dài quá do quá bận việc.Bài viết chỉ đề cập đến vấn đề liên quan đến brand (không bao gồm phát minh, sáng chế) tại Mỹ để up lên Amazon, vì vậy các thuật ngữ liên quan chỉ refer loanh quanh mảng Amazon mà thôi. Và, để dễ nhớ, trong bài viết có sử dụng các từ “nóng” một chút chứ không có ý định bài xích bất cứ ai, nếu đâu đó có không may động chạm gì, xin được thông cảm.
Để cho nhanh, tôi xin list dưới dạng hỏi đáp các vấn đề mọi người đang quan tâm:
(Vì hoàn toàn là theo kinh nghiệm nên xin lưu ý mọi người hãy coi là một kênh tham khảo để đưa ra quyết định đúng nhất với mình ạ)
Hỏi: Private Label, Trademark, Brand khác nhau thế nào ?
Đáp: Nôm na là lúc ta sinh con, ông bà hai bên nội ngoại xúm vào cãi nhau chán chê, ra được một cái tên là Cu chẳng hạn nhưng chưa đi làm khai sinh thì gọi là label, sau ra Phường làm khai sinh (thích thì để tên Cu, không chuyển thành Tí hay Tèo gì đó cũng được) thì được gọi là trademark, số giấy khai sinh đó được coi là ID của của trademark; Sau thằng này thành danh kiểu như đại gia Cu Amazon chẳng hạn thì lúc đó gọi là brand “Cu”. Vậy:
Private label (PL): là nhãn riêng được dùng mà chưa/không được đăng ký, ví dụ: Có cha người Tàu tên Thất, phối hợp với cha người Việt tên Đức, tự mở phòng khám với mark tự đẻ – “đông y TQ Thất Đức” chuyên chỉ “châm” nhưng…không “cứu” mà không đăng ký với nhà chức trách; hoặc như ta tự nghĩ ra một label, rồi thuê bác Khựa gia công sản phẩm và gắn mác đó vào (OEM – nhà sản xuất thiết bị gốc, tiếng Việt gọi là gia công) – cái này nhan nhản trên Ali, cứ chỗ nào có chữ OEM nghĩa là họ sẵn sàng cho ta gắn label của mình vào.
Trademark, Brand: Là phần xác và hồn của thương hiệu, ta đăng ký xin cấp Trademark và USPTO cấp cho ta một mã để bảo hộ nếu ta không phải “người đến sau”. Với Amazon, thích thì ta lấy chính cái PL hàng mình đang bán mà đăng ký trademark cũng được, không thích thì ta thiết kế cái mới – với trường hợp của tôi thì tôi lấy chính PL đăng ký luôn.
Trademark sống lâu, đi vào lòng khách hàng được thì gọi là Brand. Vậy, sau khi USPTO đồng ý bảo hộ trademark đó trên lãnh thổ Mỹ, cấp cho ta một bản đăng ký bảo hộ trong đó có mã (ID) của trademark đó để khi ta apply vào đâu thì show ra cho họ. Trên Amazon: Khi enroll brand, ta up chính cái ID này lên.
Hỏi: Cần có công ty, rồi mã EIN, DUN… mới đăng ký được brand?
Đáp: Không cần, tôi đăng ký bằng cá nhân vẫn OK nhé.
Hỏi: Tôi có cần phải sang Mỹ mới đăng ký được không?
Đáp: Không, ngồi đâu cũng đăng ký được, miễn là có mạng
Hỏi xoáy tiếp: Thế ngồi tù có đăng ký được không?
Đáp: Có thể, nhưng ở VN chắc chắn không, nước khác có thể, vd: Bỉ có nhà tù có dịch vụ internet cho tù nhân.
Hỏi: Giấy tờ tùy thân (thân nhân) cần những gì?
Đáp: Tôi chả thấy VP Luật yêu cầu gì, mail đi mail lại, chuyển tiền và cung cấp thông tin nhóm ngành + chuyển tiền và…về thắp hương thôi.
Hỏi: Có nhất thiết phải đăng ký ở Việt Nam xong mới đăng ký được ở Mỹ không?
Đáp: Không nhất thiết, có hai tùy chọn: Tự chọc thẳng sang Mỹ đăng ký cũng chả sao, còn một đường nữa dài hơi hơn, căn cơ hơn đó là đăng ký ở Việt Nam rồi khi được cấp mã ở Việt Nam rồi, đăng ký ra toàn cầu bằng bảng chọn (đăng ký nước nào thì chọn nước đó).
Hỏi: Mỹ nó to thế, đăng ký ở nó rồi có được bảo hộ ở các nước khác không?
Đáp: Không hề, brand có hiệu lực mang tính lãnh thổ, đăng ký ở đâu thì được bảo hộ ở đó thôi.
Hỏi: Khi nộp đơn đăng ký, cần chú ý gì
Đáp: Có 3 điều cần chú ý sau
- Sẽ được hỏi là brand này đã được sử dụng thực tế – “actual use” chưa? hay mới có ý định sử dụng – “intent to use“? Nếu chọn đã sử dụng thì phải minh chứng bằng tài liệu như ảnh chụp sản phẩm tại Mỹ, hóa đơn bán hàng…chọn cái này sẽ đỡ mất thêm 299 đồng như cái sau. Nếu chọn mới có ý định sử dụng, thì không cần minh chứng gì nhưng sau thời gian niêm yết công khai (chắc cú là nó sẽ cấp cho mình rồi đó) thì phải nộp thêm cho USPTO 299 đồng Mỹ/class. Tôi chọn phương án 2 vì không muốn minh chứng lằng nhằng.
- Nên đăng ký bao nhiêu class? Cái này thì tùy túi xiền và tham vọng của mình, với tôi ít xiền thì tôi làm 1 class để gửi chân đã, sau này làm ăn được tính tiếp.
- Rất quan trọng: Khi đăng ký, thường thì thiết kế nhãn hiệu của chúng ta sẽ có cả biểu tượng và chữ, dạng như “ Phong kham TQ That Duc”, khi đó ta cứ nghĩ là nó sẽ ra y xì phooc như thế, nhưng không phải, nó sẽ là “td Phong kham TQ That Duc” bởi nó sẽ dịch chữ từ trái qua phải bằng việc cố gắng đọc tất cả các ký tự đọc được để cho vào giỏ, thế mới có câu chuyện cái vòng bên ngoài chữ L của Lexus biến thành chữ L luôn và thay vì “ Lexus” nó thành “L lexus”, nhìn chán luôn (tôi không thạo face lắm, nên không chắc hình hiện lên được, tôi có cắt ảnh minh họa cuối bài).
Vậy khắc phục cách nào: Khi nộp hồ sơ, VP Luật thường không hỏi mình cặn kẽ đâu, mà có hỏi mình cũng có tưởng tượng ra nó thế nào đâu vì lần đầu làm chuyện đó mà, nên cứ trả lời đại đi cho xong. Như trường hợp của tôi, đến cái thứ hai mới tỉnh rượu, bảo là mày phải đăng ký cả logo cả chữ y xì phọoc cho tao, nó bảo thế thì sẽ double phí, thế là mình co vòi lại bảo thôi tao chọn chữ thôi, còn logo thì kệ mẹ nó, sau cứ tiện tao chơi vào thôi. Thực ra thì double phí trong trường hợp này cũng không quá nhiều, ai có điều kiện thì nên đăng ký cả cho trọn vẹn (Ảnh minh họa theo workflow)
Hỏi: Thiết kế brand của mình “giông giống” của thằng khác có đăng ký được không?
Đáp: Có thể, bởi không có phép định lượng nào chỉ ra được cái của mình nó giống của đội kia bao nhiêu %, và luật cũng không qui định được % bằng nào thì được coi là ngưỡng phán quyết nên nó vẫn là câu chuyện cảm tính thôi chưa kể giống nhưng khác class thì vẫn chơi được, chả sao cả. VP Luật sẽ check miễn phí cho mình mà, ngại gì mà không hỏi?
Hỏi: Qui trình đăng ký cụ thể như nào?
Đáp: Liên hệ VP Luật, cung cấp thông tin liên quan cho họ, họ sẽ check miễn phí cho mình, sau khi thấy feasible ta chiến tiếp, còn không ta tính phương án khác là design lại hoặc đăng ký nước khác hoặc class khác…Sau khi hai bên confirm, chuyển xiền, họ sẽ thay mặt mình nộp đơn cho USPTO và follow, đến đâu, cần làm gì họ sẽ báo cụ thể cho mình thôi (chủ yếu qua email)
Hỏi: Giờ tôi muốn bán một sản phẩm có brand tại Việt Nam sang Mỹ có được không và nếu cần phải xin phép thì xin những gì?
Đáp: Vì Brand mang tính lãnh thổ, vì vậy nếu brand đó đã được đăng ký bảo hộ ở đâu thì khi mình sử dụng ở đó sẽ phải xin phép chủ sở hữu. Vậy, nếu brand đó mới chỉ bảo hộ ở Việt Nam mà ở Mỹ chưa được bảo hộ thì mình hoàn toàn có quyền bán, thậm chí đăng ký brand đó tại Mỹ luôn và chủ sở hữu tại Việt Nam sau cần bán sang Mỹ phải xin phép mình kia. Để check xem brand nào đó đã đăng ký chưa thì vào trang chủ của uspto.gov check thôi.
Hỏi: Brand có chuyển nhượng được không?
Đáp: Có, nhượng được quyền sử dụng (ở mình hay gọi là hợp đồng li xăng – Licensing), còn quyền sở hữu thì không.
Cái này khác với nhượng quyền thương hiệu nhé – “franchise”: Hỏi thày Gu, rất nhiều tài liệu tiếng Việt.
Hỏi: Bằng chứng nộp xin bảo hộ tại USPTO có được coi là invoice để xin ungate category/brand/asin trên Amz được không?
Đáp: Hai phạm trù này là hoàn toàn khác nhau, mình muốn xin bán một nhãn nào đó thì cần xin thư ủy quyền (Auth letter) từ chủ nhãn hàng đó để xin ungate brand chứ không liên quan đến USPTO – cái này thì tôi chưa làm bao giờ.