Trở ngại của bạn là gì khi kinh doanh trên Amazon ?

Sau khi đưa ra câu hỏi “Trở ngại của bạn là gì khi kinh doanh trên Amazon” thì mình thấy một số phản hồi của các bạn, mình xin tổng hợp lại và đưa ra giải pháp( tham khảo) như sau

những trở ngại khi kinh doanh trên amazon

1. Tạo tài khoản Amazon khó

Đa số ý kiến phản hồi đều kêu tạo tài khoản khó, đúng là khó thật. Một số nguyên nhân dẫn tới tài khoản càng ngày càng khó tạo:

+ Do ăn ở: Amazon rất quan trọng trải nghiệm khách hàng, vì vậy họ lọc người bán hàng rất kĩ, đôi khi là gi*t lầm còn hơn bỏ sót, vì thế nếu đã từng vi phạm chính sách của Amazon thì dù thay đổi thông tin như thế nào, cũng có lúc Amazon lần ra bạn( theo IP, theo thông tin cá nhân, theo thuật toán…). Nên nhớ Amazon là một trong big4( 4 ông lớn hàng đầu về công nghệ cùng với Facebook, Apple, Google). Thế thì bạn đừng hi vọng có thể dùng các thủ thuật IT để qua mặt được họ.
Là đơn vị đã cùng đồng hành với team Amazon Global Selling( AGSVN) trong hơn 3 năm qua, chúng tôi thấy VN và một số quốc gia khác luôn bị đưa vào tầm ngắm của Amz vì seller hay xé rào, lách luật. Bạn có thể lách được 1 lần nhưng họ sẽ sớm phát hiện ra để xử lí, hoặc tạo thêm các rào cản, càng ngày càng cao cho tới lúc bạn ko thể đối phó nổi. Khi đó người thiệt sẽ là bạn và hơn thế nữa là cả những người xung quanh bạn.
Nếu chẳng may bạn đã từng vi phạm chính sách dẫn tới bị khoá tài khoản Amazon, thì chỉ còn cách lấy một thông tin hoàn toàn chưa từng đăng kí với Amazon để tạo lại tk( hoặc đăng kí 1 doanh nghiệp mới) và nên tuân thủ tuyệt đối chính sách của họ.
+ Do sự phức tạp của các giấy tờ, thủ tục tại VN. Điều này tôi đã nêu lên nhiều lần trong các hội nghị, hội thảo hoặc các dịp gặp gỡ với các cơ quan có thẩm quyền. Chúng ta phải nhận thấy là các giấy tờ để xác minh danh tính hiện nay ở VN đang bị chồng chéo hoặc sai lệch. Trong CCCD ghi một định dạng( phường Trần Hưng Đạo chẳng hạn) song ở hoá đơn nước lại ghi là( p. THĐ). Do các cơ quan như công an, nhà mạng, sở điện lực ko có sự thống nhất về quy định ghi địa danh trên văn bản nên giấy tờ xác minh ko thống nhất, khiến seller gặp vô vàn khó khăn khi đăng kí ở nước ngoài. Chưa kể các chứng từ không có tiếng Anh, lại phải đi dịch, công chứng rất lằng nhằng mà kết quả vẫn không khớp.
Nếu muốn hội nhập thế giới thì VN phải nhanh chóng hội nhập từ những cái nhỏ như vậy. Dùng font chữ gì, cỡ chữ nào, thông tin gì cần thiết, form mẫu thống nhất… hợp với tiêu chuẩn thế giới. Hi vọng trong group có những anh chị có tiếng nói để giúp khắc phục vấn đề này từ trên xuống.
Trong số các comment, tôi thấy có bạn tạo được tới hơn 1 tài khoản. Vậy thì việc tạo tk ko phải là việc bất khả thi, nó cần bạn sự chuẩn bị kĩ càng và kiên trì. Ngoài ra, team Amz tại VN hiện nay cũng có rất nhiều chương trình hướng dẫn seller tạo tk và hỗ trợ bằng tiếng Việt. Sắp tới group Freedom cũng đang trao đổi và lên kế hoạch những buổi livestream được hỗ trợ bởi team AGS VN để giúp seller VN thuận lợi hơn trong bước đầu tiên này. Lịch trình chúng tôi sẽ thông báo trên group bạn hãy theo dõi để nắm thông tin.

2. Không biết bán gì trên Amazon

Đây là mối bận tâm của tất cả những người kinh doanh chứ ko chỉ seller Amazon. Tuy nhiên có một điều chúng ta dễ thấy là có những cty gần như bán cả thế giới, tức là sản phẩm nào họ cũng có thể bán được. TGDĐ là một ví dụ, họ khởi đầu từ bán điện thoại rồi lấn sang bán điện máy, rồi bán đồng hồ, rồi bán tạp hoá, gần nhất họ bán luôn cả xe đạp…

Ví dụ của TGDĐ rất đáng để chúng ta học hỏi. Xét nguyên nhân thành công của họ thì có thể kể mãi ko hết: khả năng lãnh đạo, trải nghiệm người dùng, dịch vụ hậu mãi, nhiều $ hoặc may mắn gặp thời… bất kể theo bạn là gì đi nữa thì bạn vẫn phải công nhận một điều: TGDĐ có một lượng fan( khách hàng trung thành) quá lớn để họ dễ dàng lấn sân sang một lĩnh vực khác và ngay lập tức gặt hái thành công.

Vậy thì phải chăng, bán gì ko quan trọng, quan trọng là bán cho ai? Ai sẽ là người mua hàng của bạn, bạn sẽ làm gì để biến họ thành khách hàng trọn đời của mình, người sẽ rút ví của họ chìa ra cho bạn dù bạn có bán bất kể thứ gì? TGDĐ làm được, như cách mà Amazon hay Apple làm quá giỏi: lấy 1 sp làm cốt lõi, nâng cao trải nghiệm khách hàng tối đa và biến họ thành những khách hàng trọn đời, và họ lại tiếp tục giới thiệu cho bạn khách hàng mới. Khi ấy thì câu hỏi bán gì nhỉ sẽ ko còn quá khó đối với bạn nữa.

Trong thời gian làm dịch vụ cho một số doanh nghiệp VN và cũng tự kinh doanh trên Amz, chúng tôi nhận thấy một điều: sp VN rất tiềm năng, có nhiều doanh nghiệp VN đã thành công với Amazon song đâu đó vẫn có sự e dè, hoài nghi, thiếu kiên trì. Để có thể xây dựng được những điều như TGDĐ, Apple đã làm thì ko phải là câu chuyện một vài ngày, mà là cả năm hoặc vài năm. Tuy nhiên, Amazon giúp rút ngắn thời gian đó rất nhiều so với việc bạn tự mình xây dựng nó.

Một số ngách sp Việt cho bạn tham khảo: đồ home decor, đồ handmade, đồ phụ kiện thời trang, đồ gỗ nội thất nhỏ, gia vị thực phẩm…

Một số tools tìm kiếm sp: Helium10, Junglescout.

Dù bạn bán sản phẩm gì thì cũng hãy kiên trì làm cho tới khi nào bạn rất thấu hiểu khách hàng, hiểu sản phẩm và chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng, khi đó hãy nghĩ tới những sản phẩm khác.

Một số tiêu chí để bạn lựa chọn ngách:

  • Thị trường đủ lớn( tuỳ theo tham vọng của bạn). Nếu bạn đơn giản chỉ muốn kiếm thêm thu nhập 1 vài ngàn đô/ tháng thì ngách có doanh thu top sellers trên 20k $ đã là đủ lớn với bạn. Còn đối với doanh nghiệp tham vọng thì ngách phải vài trăm ngàn tới vài triệu $ mới coi là đủ lớn.
  • Không quá cạnh tranh. Nếu quá ít cạnh tranh thì chưa chắc đã tốt, có thể ngách đó quá mới, khó kiểm chứng. Nếu quá nhiều cạnh tranh thì bạn dễ hụt hơi khi đua top. Sự canh tranh xét bởi các yếu tố: số lượng sellers, số lượt rating/ reviews, số lượng brand lớn thống trị ngách, thời gian gia nhập thị trường…
  • Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì? Giá, chất lượng sp là 2 yếu tố quan trọng. Tiếp theo có thể là hậu mãi, design, mẫu mã, đóng gói bao bì, bonus sp đi kèm… Bạn nên để giá hợp lí, tốt nhất là ngang bằng hoặc ko quá thấp hơn đối thủ. Nếu bạn chỉ chăm chăm cạnh tranh giá thì bạn sẽ vô tình làm giảm giá trung bình của ngách xuống và lâu dài người thiệt là bạn. Hơn nữa nếu bạn chỉ phục vụ khách giá thấp thì họ sẽ không bao giờ trung thành với bạn khi có một bên bán giá thấp hơn.
  • Test sp bằng FBM( Fulfilled By Merchant). Đôi khi để chắc chắn một sp có thể bán được thì bạn phải đưa lên Amz trước và kiểm chứng nó bằng hình thức FBM. Khác với FBA phải đưa hàng vào kho( phát sinh chi phí hàng tồn kho) thì bạn có thể chụp ảnh sp và đưa lên bán trước. Nếu có khách mua bạn ship từ VN đi, sau đó bạn lắng nghe phản hồi của khách cho tới khi bạn hoàn toàn tự tin về sp rồi mới chuyển đổi sang FBA. Lưu ý đối với hình thức FBM thì bạn phải bảo đảm khâu vận chuyển đúng lịch và đóng gói chắc chắn để hàng tới tay khách trong trạng thái hoàn hảo nhất có thể.

Tips cho bạn: tìm kiếm, bắt tay với một nhà sx mà bạn tin cậy, hỗ trợ họ cải tiến, hoàn thiện sp bằng cách liên tục lắng nghe feedback từ khách hàng bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu.

3. Trở ngại lớn nhất là ngại trở( thay đổi)

Trích chia sẻ từ Facebook của a Lâm Minh Chánh để bạn tham khảo:

***

Tác giả nổi tiếng Rafael Badziag, CNBC đã phỏng vấn 21 người tỷ phú tự thân, “anh/chị hối tiếc về điều gì nhất”. Và đây là những nuối tiếc được nhắc đến nhiều nhất.

– “Not jumping on great opportunities”: Không dấn thân vào những cơ hội tốt.

Nếu bạn nhìn thấy cơ hội thì bạn phải dấn thân, phải quyết liệt “chụp” lấy. Bỏ lỡ những cơ hội này, bạn sẽ nổi tiếc cả đời vì đã không hành động.

– “Not living in the Present”: Không sống trong hiện tại.

Quá khứ đáng trân trọng. Tương lai đang chờ đón. Nhưng hiện tại mới là những món quà (Presents) lớn nhất của cuộc sống.

Hối tiếc quá khứ, lo lắng tương lai…mà quên sống trong hiện tại thì bạn khó mà thành công, khó mà hạnh phúc.

– “Not starting soon enough” – Không bắt đầu sớm hơn.

Chúng ta có hàng ngàn lý do để tự cho rằng mình chưa sẵn sàng, cơ hội chưa chín muồi… nhằm biện minh cho những trì hoãn.

Hãy tự tin với những cái mình đã có. Hãy bắt đầu ngay bây giờ. Chúng ta sẽ học hỏi và phát triển hơn khi “đã bắt đầu”.

– “Not being bolder” Không đủ dũng khí.

Chúng ta sợ quá nhiều. Cái gì cũng sợ. Hãy dũng cảm như ngày chúng ta còn 3, 4 tuổi: thích gì, đòi nấy, thích gì làm nấy.

– “Not changing fast enough” Không thay đổi kịp.

Thế giới ngày càng thay đổi nhanh. Nhiều người chúng ta hoặc là ù lì, hoặc là tự mãn với kiến thức, kỹ năng cũ của mình sẽ không theo kịp với sự thay đổi của thế giới. Và như thế chúng ta đi đang đi lùi, đi ngược lại với những cơ hội tốt.

***

Chúc bạn luôn có đủ sức khoẻ, dũng khí và đam mê để làm điều mình muốn, học hỏi tiến bộ và gặt hái thành công xứng đáng với những công sức bạn đã bỏ ra.

Theo anh Alex Tran và nhóm Amazon FBA Freedom chia sẻ

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb