Định vị để mình xác định cách chơi với Amazon

Các cụ mình gọi là “biết mình, biết người” đới 😜

Thực trạng làm Amazon ở Ta trước nay là do nghe nói đến Amazon hồng tía nọ kia thấy bùi bùi tai + bản tính người mình (trích lời chị Phi Vân) thích kiểu mì ăn liền, làm gì cũng nghĩ phải múc được ngay mới làm + văn hóa đổ lỗi, GATO (không ăn được là quay lại chửi và phá ngay). Và, bi kịch bắt đầu từ đây bởi lấy tiền của Ta đã khó, lấy tiền của Tây chắc khó gấp bội, chả thế mà cả đôi thế kỷ trước, Tây nó sang đô hộ mà nó vẫn bảo là khai hóa văn minh đó thôi – đâu đó nó nói đúng đấy chứ không thì lấy đâu ra Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, rồi đường sắt khổ mét mốt, đường bộ 1A, chữ quốc ngữ…cho chúng ta dùng như giờ. Nói thế không phải để nâng bi “nó” mà để thấy rằng, “nó” đi trước ta xa lắm, muốn gặt của “nó” phải ngâm cho kỹ.

cách chơi hiệu quả với amazon

Vội vàng là keyword cho việc hợp tác giữa những brand owner (sở hữu thương hiệu) và account managing agent (đơn vị quản lý lài khoản) không thành công thời gian gần đây. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu chung lại vẫn là Ta chủ yếu biết mình thôi mà chưa biết người, tìm hiểu chưa thấu đáo thế là anh và ả gặp nhau trong bối cảnh “đến đây với em mà ngỡ trong giấc mơ”, rồi vội vàng “xiết tay dắt nhau mình lánh xa thế nhân” thế là “đi xa quá” thôi…Và, bán niên đến annual, mơ mãi thì cũng phải tỉnh, chàng và nàng vẫn phải ngồi lại để review kết quả “tình nghĩa đôi mình” mới chợt nhận ra là chẳng có phép đo nào được đưa ra trước đó cả, chẳng có cơ sở nào để đánh giá tốt xấu. Cuối cùng vẫn phải quay lại thực thế phũ phàng là KPI là gì? nàng có điểm gì mạnh? chàng cần tiêu chí gì ở nàng?…Kết quả là hoặc yêu lại từ đầu hoặc li hôn sau kỳ trăng mật. Bài học này đắt không? Đắt.

Đây chỉ là lát cắt khá điển hình của những doanh nghiệp được coi là có tiếng ở Ta quyết định “làm” Amazon theo model private label cách nay 2, 3 năm. Ngoài ra, còn rất nhiều những seller khác làm theo nhóm hoặc cá nhân với nhiều model khác nhau, thành có, bại có nhưng vì tôi không có hết thông tin nên không dám đưa ra bình luận, tuy nhiên trong phạm vi be bé tôi biết, quy luật 20/80 (thậm chí 10/90 – Robert Kyosaki) vẫn đúng.

Vậy căn nguyên của vấn đề nằm ở đâu? Theo cá nhân tôi là nền tảng chúng ta về Amazon nói riêng và kinh doanh quốc tế còn thấp quá, điều này thì có cơ sở khi so sánh với các nước xung quanh, đặc biệt là so với người láng giềng phương Bắc (nên nhớ là rào cản của họ còn lớn hơn ta rất nhiều, say thank you “nó” với chữ quốc ngữ đê 😎).

Vậy, cách nào để giải quyết: Vẫn bài toán các cụ nhà mình giải quyết từ đầu thế kỷ trước, đó là “nâng cao dân trí” về món này, từ đó, những seller mới thấy hết được cơ hội và thách thức để tiến hành cho chắc chắn hơn, đương nhiên là làm ăn có thằng chắc thắng được hết đâu. Xin được nêu ý kiến cá nhân qua những gì bản thân đã bị trả giá

+ Với các doanh nghiệp cả to lẫn bé, là brand owner: Cần xây dựng được đội ngũ core của mình (trong quản trị gọi là core competencies) và thuê ngoài (outsource) những gì mình không mạnh như chạy quảng cáo, cải tiến trải nghiệm khách hàng (CE – Customer experience), quản lý inventory (quan trọng lắm đấy), dựng Storefront. Vậy, đội core để làm? để đưa ra tiêu chí và quản lý đội outsource và backup khi cháy nhà, chết người chứ nhỡ xảy ra gì với đội thuê ngoài thì ngồi khóc chắc? Bản thân tôi cũng đã từng phải giới thiệu cho không dưới một trường hợp phải chuyển đơn vị quản lý TK, và thông tin bên lề là bức tranh này ở Ta hình như đang ngày một tối. Nếu thế thì thật đáng buồn thay 😪

Note: Cảm quan của cá nhân tôi (xin lỗi nếu có đụng chạm) là hầu hết các đơn vị quản lý TK ở mình chưa đủ tầm, hiện tôi cũng đang thuê của một đơn vị nước ngoài nên có cơ sở để so sánh.

+ Với các doanh nghiệp/hộ gia công, sản xuất: Tốt nhất tập trung vào chuyên môn là sản xuất và kết hợp, hỗ trợ những nhà thương mại họ bán hàng. Vì sao? 1. Sản xuất không thôi để giỏi đã rất khó rồi, 2. Amazon là nền tảng bán lẻ, là bán cho khách hàng cuối cùng chứ không phải bán buôn mà cứ đếm hàng lấy tiền, thay vào đó phải lo tỷ thứ như là nghiên cứu thị trường, chụp ảnh sp (ra hồn, có hồn), viết nội dung, xây dựng câu chuyện thương hiệu (mình đi gia công cho thằng khác, chả nhẽ viết hộ câu chuyện cho nó?), chăm sóc từng khách lẻ…Chưa kể đến rất nhiều kiến thức khác mà không thể không biết như logistics, thanh toán xuyên biên giới, thuế má, công nghệ…Không cẩn thận, chưa làm Amazon, còn vợ còn chồng, dính vào a Jép, có khi mỗi thằng mỗi nơi.

+ Với những seller cá nhân: Đa số là những người trẻ, rất nhanh nhạy, thông minh. Tuy nhiên, hãy chậm nhịp lại, đầu cần lạnh hơn nữa chứ chớ vội nghe ai đó nói múc tiền của Tây dễ lắm mà rơi vào vòng xoáy rồi khủng hoảng tinh thần. Cần tìm hiểu cho thật kỹ, tập ngã nhẹ nhàng trước đã (chắc chắn là có ngã, chớ tinh tướng mà ăn đòn đau) rồi dần dà thấy đủ lực rồi hãy bung lụa. Kể cả làm những model như Dropship, POD cảm giác như không mất gì nhưng đâu đơn giản thế 😜 – tưởng tượng đi, mình là con cá con bơi cùng rất nhiều cá mập.

Nói như thế không có nghĩa là bức tranh “làm” Amazon toàn màu tối. Không hề, bởi thách thức bao giờ cũng đi liền với cơ hội, đơn cử thế này thôi: Lấy hàng Tàu về bán Shopee? Facebook? Trước ngon, giờ còn ngon không khi mà 389 liên tục gọi tên những seller khủng (chắc chắn tù chứ làm gì có hành chính) + cạnh tranh về giá có kinh khủng không? Rồi mình đè thằng khác bằng hàng fake, thế những thằng khác nó có đè mình bằng đúng võ đó không? Cuộc đua về giá là cuộc đua đến cái chết. Với Amazon thì không thế, sân chơi rất bình đẳng (tất nhiên cũng có nọ kia nhưng không đáng kể).

Những thứ màu hồng khác thì rất nhiều người vẽ rồi, tôi cũng không định vẽ thêm nữa, chỉ xin phân tích thẳng thắn những cái gai góc nhất mà có thể có người biết nhưng không nói ra để bà con nhìn bức tranh cho toàn cảnh.

Và cuối cùng, xin mượn câu nói của người Nhật (hay Tàu gì đó), cứ đi đến chân núi thì sẽ thấy đường và Đức Phật và C.Mác cũng đã dạy: Tiến trình tri thức vẫn phải là học, hiểu và hành nên ta đừng quá hoang mang, cứ lao động đi rồi trí tuệ sẽ khởi sinh (đơn cử như tôi, làm PL khó quá, đơn độc quá rồi cũng phải nghĩ ra đường mà làm Wholesale, không thế làm sao có thể mở Cty, mở bank acc, rồi sourcing hàng ở Mỹ khi tôi chưa bao giờ đến đó cả? Cứ ngồi đó nghĩ thì sẽ chẳng bao giờ dám làm gì cả)

Xin cám ơn !

Theo chia sẻ của Bác Trung ( FB Người Ngựa ) xin cám ơn bác rất nhiều giúp cho anh em có thêm nhiều tư duy trong việc bán hàng với Amazon

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb