Tôi Đã Kiếm Doanh Thu 350k $ Từ Dropshipping Trên Amazon Như Thế nào?

Để bắt đầu với Amazon thì ngoài cách truyền thống là mua hàng, ship sẵn sang kho Amazon thì với các mặt hàng quá cỡ và giá trị cao, anh em sellers còn 1 cách tiếp cận nữa là “Dropshipping”.

Thoạt nghe thì hình thức này quá quen thuộc, đâu có gì mới, nhưng hãy theo dõi Case Study dưới đây để học cách tư duy của mấy anh Seller ngoại quốc, áp dụng cho bản thân và có thể tìm được sản phẩm Margin 60% cho hình thức Dropshipping này.

 Dropshipping Trên Amazon

📌 Tóm tắt Case Study

  • Dropshiping & ưu điểm khi làm Dropship cùng Amazon.
  • Sử dụng đòn bẩy thẻ tín dụng & mượn vốn (trong quá trình chờ Amazon thanh toán).
  • Những khó khăn trên hành trình và cách vượt qua.
  • Tìm ra sản phẩm Margin tới 60%.

📌 Case Study chi tiết

Vào Q4 năm 2020, doanh số của Bradley Sutton, một người có sức ảnh hưởng trong giới Amazon ở nước ngoài vượt mốc 500.000 USD, trong đó 350.000 USD đến từ Dropshipping. Ban đầu thì ổng muốn thử xem phương pháp Dropship có phù hợp cho Seller Amazon không, vì phương pháp này giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu (chủ yếu là đọng ở hàng tồn).

Kỳ vọng ban đầu là 30 – 40k/tháng, nhưng kết quả đạt được là 350k/Quý, khoảng 110k/tháng. Con số này khiến Bradley bất ngờ, tuy nhiên nó không hẳn là thành công vì đi kèm là nhiều vấn đề rủi ro khác cho tài khoản Amazon.

📌 Vậy, câu chuyện diễn ra như thế nào ?

Đầu tiên là mô hình Dropshipping, cho bạn nào chưa biết thì mô hình này là bạn không cần phải có hàng sẵn, khi nào có đơn hàng từ khách thì bạn mới mua từ nhà cung cấp và ship đến khách.

Ý tưởng là dropship từ Walmart & Home Depot sang các đơn hàng ở Amazon, biên lợi nhuận rơi vào khoảng (7 – 15%) khá thấp so với Amazon Private Label (20 – 25%).

👉 Phần setup:

  • Khi có ý tưởng trong tay thì việc đầu tiên Bradley làm là xây 1 team để thực thi, bắt đầu từ một nhân viên cũ của bạn ổng (đã tin tưởng, có thể trông cậy)
  • Sau đó nạp tiền vào thẻ tín dụng, cài tài khoản người bán trên Amazon. Tài khoản người mua trên các trang còn lại.
  • Hoàn thành quy trình để miễn thuế ở Mỹ, đây là bước quan trọng vì lợi nhuận 7 – 15% là khá thấp, nếu cộng thuế má vào sẽ còn cắn sâu hơn nữa.
  • Khi có đơn hàng thì team ổng sẽ vào, đặt đơn hàng trên Walmart hay Home Depot và nhập địa chỉ người nhận là tên người mua hàng + địa chỉ nhận hàng của người mua trên amazon (Trung gian ăn tiền chênh lệch).

👉 Vậy mấu chốt nằm ở đâu để scale lên nhanh như vậy ?

Năm đó thì Walmart bắt đầu đẩy mạnh phần fulfillment của mình nên họ có chương trình free ship cho đơn dưới $35. Vậy là thay vì trước đó Bradley và team chủ yếu dropship các sản phẩm mặt bằng giá từ $10 – $15, thì giờ ổng nhắm tới những mặt hàng giá cao hơn (miễn là dưới $35) sẽ được freeship. Thông thường các mặt hàng này sẽ có phí ship là $5.99, tiền tiết kiệm này cộng ngay vào profit cho sellers.

Team bắt đầu scale dần từ tháng 9, vì nếu scale nhanh quá thì sẽ dễ dẫn đến review và khóa tài khoản, và bắt đầu có những ngày thu về 3-4000 đô doanh thu/ngày.

Tuy nhiên vấn đề bắt đầu phát sinh khi mô hình này bắt đầu sinh lợi nhuận → Bradley đã xài hết hạn mức trong thẻ tín dụng của mình (mà thẻ của ổng + ba ổng lên tới 70k USD hạn mức). Mà Amazon phải 2 tuần mới trả tiền 1 lần, nên nếu không cẩn thận thì đứt gánh giữa đường.

Giải pháp lúc đó là dùng dịch vụ ứng trước tiền (có nhiều dịch vụ này trên thị trường dành cho Amazon Sellers), giúp ứng trước 80% số tiền nhận, và có thể ứng hàng ngày để giúp Sellers scale trong mùa cao điểm. Tuy nhiên phải chú ý là thực sự tiền phí này rất cao, tầm 7 – 20% phí hàng năm và phí mượn là 1% tổng doanh thu. Nếu không thật sự cần tiền scale up thì phương án này khá đắt đỏ.

📌 Những khó khăn

Nghe qua thì khá dễ ăn, ngồi nhà bấm máy và việc thanh toán đã có thẻ tín dụng và anh em cho vay giúp đỡ scale up, dễ quá? Sự thật nó không phải như vậy:

👉 Vấn đề 1: Đơn hàng thất lạc
Mặc dù bán được 30.000 đơn hàng nhưng nhiều khách hàng báo lại là họ không nhận được hàng. Dĩ nhiên là theo luật Amazon, Bradley phải hoàn tiền cho khách. Nhưng ở chiều ngược lại, team ổng không thể khiếu nại trên Walmart hay Home Depot để hoàn tiền vì không có bằng chứng. Trung gian mà, làm gì có bằng chứng.
👉 Vấn đề 2: Kiện cáo từ các nhãn hàng
Một số nhãn hàng phát hiện điều ổng làm và bắt đầu đi kiện. Rõ ràng là vào thời điểm đó Amazon cho phép Dropship trong TOS (hiện tại thì chưa biết, cần phải check trước khi làm), nhưng do mục tiêu làm Case Study này là để thử phương pháp mới và hướng dẫn sellers nên ổng quyết định xóa mấy cái listing đó. Nhẹ đầu, đỡ phiền.
👉 Vấn đề 3: Không theo sát và bán hàng out of stock
Do không theo sát lượng hàng tồn trên các site nên nhiều khi team bán quá tay, bán rồi mà hàng chưa có. Ví dụ là có cái xe hơi đồ chơi Monster Jam Megalodon khá nổi, trong suốt Q4 đã bán 539 cái, thu về 50k đô mà biên lợi nhuận tới 50%.
Mà xui là nó hot quá nên cháy hàng liên tục. Bradley phải cùng con ổng đi quanh mấy cửa hàng đồ chơi ở quanh vùng, mua hết đống xe này để ship cho khách, từ dropship thành con buôn chánh hiệu luôn.
👉 Vấn đề 4: Không có tracking number
Walmart sử dụng DoorDash để ship tới khách, mà dịch vụ này không cho tracking. Trong khi Amazon yêu cầu là phải có tracking cho mọi đơn hàng (tránh tình trạng Drop-non-Ship). Một số trường hợp khác thì khách mua quà Noel mà Walmart nó không gói, dẫn tới là mất vui, quà nó lồ lộ trước mắt người được nhận.
Giải pháp lúc đó của team là tag tất cả sản phẩm thành Gift (Quà tặng), để được gói & chăm sóc kỹ hơn.
Tuy nhiên cân nhắc lợi & hại thì Bradley và team quyết định dùng thử nghiệm lại, mô hình này vẫn hiệu quả cho các bạn mới bắt đầu, đặc biệt là tiết kiệm nhiều chi phí hàng tồn mà vẫn học được các kỹ năng cần thiết khi làm Amz (listing, chạy ads, kéo traffic, bán hàng, chăm sóc khách…)
 Theo bạn Lâm Thu An chia sẻ

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb