Selling History – Lỗi này là gì?

Dịch nôm na cái từ này ra nó là “Lịch sử bán hàng”, nhưng mà nhiều account mới khởi tạo, đăng đc cái sản phẩm lên chứ chưa bán đc cái gì đã bị khoá selling history thì làm gì có cái gọi là lịch sử? Vậy lỗi này cụ tỉ là sao? Là sao?

Selling History - Lỗi này là gì

Thật ra trong từ điển Suspend tài khoản của Amazon không hẳn lúc nào Thông báo nó cũng tương đồng với cái Thực tại. 🧐

Nhưng cũng có 1 số lỗi mà Đọc Hiểu Chết Liền

Ví dụ như Selling History, Section 3,… nó khá là chung chung, và dù bạn có tra bách khoa toàn thư về những cái lỗi đó ở Bộ Luật HS Amazon (Amazon Policy) để tìm cách biện hộ thì cũng … Chịu… Bởi đơn giản, có những lỗi không xếp đc vào đâu thì nó sẽ đc xếp …. Vào đó ✅

Account của bạn sẽ chỉ có thể được kích hoạt lại khi gỡ đúng lỗi, gửi đúng tài liệu, có các hoạt động đúng quy trình & trong 2-3 lần đầu tiên. Các lần tiếp theo nếu như bạn vẫn đi lòng vòng, mập mờ và không đúng trọng tâm thì bạn sẽ đc đưa vào diện Spam ❌

Nhưng để check đc rõ ràng cái lỗi này thì chỉ có hỏi …. Amazon

Tức… Người đang phụ trách quản lý thông tin tài khoản của bạn (Team AM, Performance) 👉 Cách này khó và phải có Quan Hệ tốt + Hên 😘

Vậy còn cách nào khác ko? Nguyên do cụ thể là gì? Làm thế nào để tránh bị cái lỗi này?

SELLING HISTORY – DỊCH ĐÚNG LÀ GÌ?

Nó không phải lịch sử bán hàng đâu, đúng của nó phải là Black list informations – Thông tin đáng ngờ!

Nghĩa là 1 trong số những thông tin bạn sử dụng trong quá trình đăng ký dính vào Danh Sách ĐEN.

Người Bán&Mua – Trong/Ngoài Amazon không phải ai cũng Trong Sạch. 1 trong số đó sử dụng thông tin để chiếm đoạt, lừa đảo, gian lận, vi phạm chính sách nền tảng, quy định quốc tế,…

Các Quốc gia, Công ty, Nền tảng sẽ chia sẻ những Black List Informations đó cho nhau để hạn chế, tạm ngưng nhằm tránh những rủi ro có thể phát sinh, liên đới diện rộng.

ĐÓ CÓ THỂ LÀ :

  • Thông tin cá nhân/tổ chức dính líu tới hoạt động vi phạm
  • Thông tin địa chỉ mạng, máy chủ
  • Thông tin địa chỉ vật lý
  • Thông tin thẻ tín dụng
  • Thông tin cổng thanh toán
  • Thông tin các mặt hàng, sản phẩm
  • …..

Chắc ACE cũng chả lạ gì Chiến Tranh Thương Mại giữa các tổ chức tài chính, quốc gia. Và cũng chả lạ gì Việt Nam nằm trong 1 số những quốc gia thuộc Black List – Dù hiện tại có Thay Đổi Nhưng Chưa Đáng Kể !

Nên việc ACE sử dụng những thông tin được liệt kê phía trên cũng sẽ chịu chung số phận, bị liên đới bởi những yếu tố mang tính Lịch Sử (Selling History)

CÁCH NÀO ĐỂ TRÁNH ?

Đơn giản là phải TEST, trong quá trình ngày trước Team mình cũng hay Reg để build dàn tài khoản bán hàng thì mình cũng Test infor thôi:

👉 Test xem ai Đẹp Trai / Xinh Gái được duyệt qua nhanh
👉 Test xem dùng VPS / VMWare / Proxy / 3G cái nào ổn
👉 Test xem thông tin Quốc Gia nào thân Mỹ / Mới / Sạch
👉 Test xem đầu thẻ tín dụng Visa hay Master card nào Ok
👉 Test xem Cổng thanh toán của bên nào OK
👉 Test xem mặt hàng nào ko VPCS
👉 Test nhân phẩm của bạn 😅
Test thử 4-5 phát mà tạch cả thì >> Đổi thôi 😌
Dùng lần nào Sus lần đó thì >> Bỏ Thôi
Tới khi mà mình biết được Vấn Đề nó nằm ở đâu, chúng ta có thể thử Thay Đổi cái Thông Tin nghi ngờ VPCS đó và thử Appeal lại xem sao nhé! Gửi thông tin thông thường ko đc đâu 🖐
Giống mình hướng dẫn cách điều chỉnh lại cho đúng thông tin xác minh trước khi gửi verify tài khoản vậy
Mong rằng bài này có thể Giải đáp thắc mắc của ACE về cái lỗi củ chuối này.
Nguồn bác Tuấn KayO

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb