ASIN là gì ? tìm hiểu về mã ASIN khi bán hàng với Amazon

Thường thì a e mới “chơi” Amazon không hay để ý đến những khái niệm cơ sở nhất của nền tảng này, tác hại là khó định vị bài bản cách chơi + khó giải quyết khi gặp vấn đề (kể cả dễ). Bài này xin mạo muội giải thích với các bác tý về mấy cái “tơm” mà ta hay gặp.

ASIN: Đảm bảo cái này là hay gặp nhất, từ ông bán đến ông mua, đến ông mua hộ… đều gặp cái này mỗi khi vào Amazon. Tuy nhiên, không mấy người hiểu được cặn kẽ về nó (nếu có thì cũng coi nó là một dạng SKU – mã kho như ở đâu đó mà thôi). Vậy nó là gì? Nó là “số định vị chuẩn Amazon”, đã là chuẩn amazon thì chỉ có nó có, tự Amazon đẻ ra thôi, đẻ khi nào? Khi có một listing đầu tiên, của một ai đó.

Thực chất đây là một trang web – một trang chi tiết về sản phẩm (detail page), nó mô tả sp đó dài ngắn thế nào, mầu sắc ra sao, dùng để làm gì… Và nó thường đến mức khi mình kích vào bất kỳ một sản phẩm nào đó nó hiện ra trang chi tiết này, mình cứ thế xem thôi nên không thèm để ý nó là gì. OK, người mua thì được, nhưng là người bán thì như thế không đủ, vì sao? vì còn phải chạy quảng cáo bỏ mẹ đi mới bán được hàng, không hiểu thì chạy cho thằng khác à??? Có thằng nào nó hijack thì làm thế nào? Nên bán hàng ít biến thể hay nhiều biến thể ???…

ASIN – Em là ai (chắc không phải ô sin rồi)

Ví dụ thế này cho dễ hiểu, mình ra chợ mua được đôi giày sneaker Nike về, không hợp size nên đăng lên Amazon bán, nếu “trang chi tiết – ASIN” về sản phẩm này đã tồn tại rồi, Amazon sẽ nói ngay là ông “đính” tiếp cái rao bán của ông vào cái ASIN này đi, chỉ việc điền giá và ship từ đâu thôi, khỏi list lại lằng nhằng mất công. Ngược lại, nếu chưa có cha nào bán trên đó, mình sẽ hì hục list mới một sản phẩm, từ nhập tên, mã UPC/EAN, ảnh ọt, giá rổ…Lúc đó, Amazon sẽ tự đẻ ra một ASIN để quản lý trang chi tiết này, và họ đẻ họ đặt tên (mười ký tự in hoa cả số và chữ), và họ cũng sở hữu luôn. Thế nên nếu ta là thằng list đầu tiên, cha khác list sau vẫn có quyền sửa như thường – lúc đó cũng đừng chửi rủa làm gì cho mệt, chịu khó đọc lại tài liệu thôi 😜

Ai đó sẽ hỏi, sao Amazon lại làm thế? thế có loạn sới hết à? Không loạn, họ có cơ chế giám sát – IP protection (patent, trade mark, copyright – dài lắm, nói mấy ngày chả hết mấy cái này), ý là thằng nào đăng ký trước thì được, thằng sau muốn làm gì thì phải xin phép, không thì ăn gậy, nôm na thế thôi.

Vì là ASIN là em Nguyễn Thị Điếu như thế, nhỡ ẻm có gì thì biết của thằng nào? Ví dụ 10 thằng cùng bán một mã giày Nike, lúc bán được thì biết tính cho ai? Có cơ chế luôn – SKU (stock keeping unit, cái này nền tảng nào cũng có và cửa hàng lởm khởm như tạp hóa nhà tôi cũng có giấy dán), SKU sẽ cho biết offer (không biết dịch tiếng Việt tn) đó của seller nào, nó bao gồm đặc tả sản phẩm, điều kiện (cũ, mới, đã bóc tem hay chưa…) để xác định được khách mua hàng là mua của seller nào – cái này sẽ gắn với buy box của seller đó.

OK, tiếp, nếu bán được hàng, giả sử 10 thằng cùng ship hàng vào kho Amazon, thì biết nhặt hàng của ai để giao cho khách, lúc đó lại phải nhờ đến em FNSKU: Đây là mã vạch của kho Amazon, khi có đơn, mô tơ cơm (hoặc không cơm) sẽ vác máy quét mã vạch đi scan để tìm ra chính xác sản phẩm bán được là sp nào để giao cho khách.

Cái FNSKU chính là cái của khỉ mà a e mình phải in ra để dán lên sản phẩm trước khi ship sang kho Amazon đó.

Chưa hết: Giả sử thằng Nike đó nó có mã vạch của nó, 10 thằng bán cùng một sản phẩm mà không dùng FNSKU (Amazon cho phép thế) thì định vị thế nào? Lúc đó Amazon sẽ áp dụng cơ chế gọi là comingle (chồng lấn gì đó), đại ý là hàng bán được thì mô tơ cơm/không cơm kể trên sẽ vác máy quét mã vạch đi quét, thấy bất kỳ mã vạch nào trùng là lấy thôi chứ không cần biết của ông nào. Doanh thu thì ghi nhận cho ông bán ở phần buy box rồi.

Để tìm ASIN của ông nào đó thì có hai chỗ trên trang đó mình có thể xem (như hình 1 và 2 ạ)

Thực ra nói là nói thế chứ ace nào mà giờ bay còn ít thì chắc cũng không dễ hiểu, nếu ai đó may mắn làm trong lĩnh vực bán lẻ rồi thì có thể có lợi thế + Cộng đồng làm amazon ở ta chủ yếu là private label và dropship, thành ra vẫn có những khía cạnh mình chưa va chạm nên khó hiểu cũng là điều dễ hiểu thôi ạ 😀

Note: Hình cuối cùng show 15 ông đang bán cùng một sản phẩm – điều này là hợp pháp chứ không phải hijack đâu ạ

Theo bác Trung FB Người Ngựa

Từ khóa: ,

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb