WHY ONLY US?

Tại sao khi nhắc tới bán hàng trên Amazon, việc mà đại đa số ae nghĩ tới sẽ là chinh phục thị trường Mỹ mà không phải một quốc gia khác?

Trong bài này mình sẽ nêu lên 1 số lý do nổi bật mà theo mình là sẽ được đồng tình bởi nhiều ace, còn thiếu thì ae bổ sung nhé! Ngoài ra thì mình cũng muốn nhắc thêm tới những cơ hội ở thị trường khác mà ace ko nên bỏ qua, có thể thử sức để mở rộng !

WHY ONLY US?

Hiện nay Amazon đã có mặt (có website) trên 20 quốc gia khác nhau có thể kể tới là :
  • Bắc Mỹ : Us, Ca, Mx
  • Nam Mỹ : Brazil
  • Châu Âu : Uk, TBN, Ý, Pháp, Đức, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ
  • Trung Đông : UAE, Ả rập, Ai cập
  • Châu Á : Nhật, Sing, Ấn, Úc
Bạn thấy đó, tiềm năng mở rộng phát triển ngoài Mỹ vẫn là rất lớn, vậy vấn đề nằm ở đâu?

1 – AMERICAN DREAM ( HAY CÒN GỌI LÀ GIẤC MƠ MỸ )

Nhắc tới Mỹ người ta thường nghĩ tới 1 miền đất hứa với nhiều cơ hội để phát triển, việc Mỹ có đa sắc tộc, nhiều màu da, nhiều tôn giáo khác nhau dẫn tới việc nhu cầu về sản phẩm, cơ hội kinh doanh cũng phân mảnh và đa dạng. Bạn có thể bán mọi thứ ở Mỹ!
Ngoài ra thì GDP đầu người ở Mỹ cũng luôn nằm ở TOP, chi tiêu hàng năm của họ cao nên việc mình bán hàng cũng dễ bán được sản phẩm với giá thành tốt hơn. Đặc biệt, nhiều câu chuyện được truyền tai nhau về Tây Ba Lô sang VN du lịch, họ (một phần nào đó) là những người ko có công việc ổn định, nhận trợ cấp xã hội từ chính phủ Mỹ với vài ngàn $ mỗi tháng, nhưng sang VN thì thoải mái đi đây đi đó chơi mà không phải làm. Ồ nhắc tới Ko Làm mà vẫn có Ăn thì ae ai cũng thích :v
Rồi thì nhiều bài báo tô vẽ về việc bán hàng sang Mỹ giá gấp mấy chục lần ở VN, câu chuyện về “bán chổi đót xây biệt phủ” chẳng hạn 🤪 Ae show cái ảnh chổi đót bán trên Amazon những mấy chục $ trong khi giá chổi ở VN có đâu đấy 2-30 cành, tức 1 vốn 9 lời rồi còn gì nữa 🤑
Khác hẳn với việc ae bán ở trong nước, cạnh tranh cò kè nhau thêm bớt từng đồng, lại còn bán nợ, khi nào có thì trả sau 🥲
=> Chốt lại là khi bán hàng ở Mỹ sẽ có nhiều ưu điểm nổi bật : Thị trường rộng lớn, dễ bán hàng, bán được giá cao, lãi được nhiều!

2 – VĂN HÓA MUA SẮM TẠI MỸ

Dựa trên những đặc điểm nổi bật mà mình nêu ở mục số 1 👆 thì mình có một số nhận xét như sau về văn hóa mua sắm tại Mỹ:
  • Người Mỹ khá dễ tính : Chính vì thu nhập cao nên việc họ quyết định mua hàng cũng nhanh hơn. Đặc biệt các sản phẩm trong khoảng giá dưới $50. Xét về mức độ lạm phát thì bạn có thể hình dung như việc ngày xưa cầm 50 cành ra ngoài chợ mua được cả 1 mâm cơm tươm tất, tuy nhiên hiện tại với 500 cành ra chợ thì chắc cũng cần đắn đo, nâng lên đặt xuống khá nhiều rồi. Với người Mỹ $50 với họ cũng ko phải vấn đề gì quá lớn, giống với việc bạn cầm 500 cành vậy. Mình thích thì mình mua thôi 🥹
  • Thanh toán trước nhận hàng sau : Đây là một trong số những điểm mình thích nhất khi bán hàng tại US, đối nghịch với COD khi bán trong nước, mọi thanh toán cho đơn hàng sẽ được thực hiện khi khách hàng mua sắm. Bạn có thể sử dụng số tiền này để xoay vòng vốn rất nhanh, tự tin mở rộng volume bán hàng của mình mà không sợ khách Boom hàng như với COD. Tuy nhiên, nó cũng là còn dao 2 lưỡi và chỉ khi có 1 bên trung gian đủ uy tín để đứng ra bảo lãnh thì khách hàng mới yên tâm cho việc mua sắm. Khác với mua sắm trên MXH, khi mà vừa chuyển khoản xong thì “Người dùng hiện không có sẵn” hoặc rõ ràng mình mua cái Áo mà lại nhận được cái Khăn, cái giẻ,… Khi mua sắm trên TMĐT, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm với chính sách bảo vệ khách hàng của họ. Đặc biệt là Amazon chiều khách như thượng đế (sài xong 30 ngày hoàn trả miễn phí 🥲 đặt 7 màu áo về mặc thử ưng 1 trả lại 6 😢) bảo sao Amazon là Số 1 về TMĐT B2C. Seller sẽ rất khó để bùng hàng, Non-ship với nền tảng này. Từ đó khách hàng sẽ yên tâm hơn trong việc thanh toán trước nhận hàng sau.
  • Nhiều ngày lễ, lễ quanh năm : Vì các yếu tố như : đa sắc tộc, đa tôn giáo nên ngày lễ ở quốc gia nào có thì …. Mỹ cũng có. Khi bạn tìm hiểu về e-commerce sẽ biết về e-commerce calendar (lịch thương mại điện tử). Trong đó bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những ngày lễ trong năm, tháng nào cũng có.
    Hơn thế nữa thì việc tài chính rủng rỉnh sẽ khiến nhu cầu mua sắm của họ tăng cao hơn (Các cụ có câu Phú Quý sinh Lễ Nghĩa mà 😃 ), khách hàng sẽ muốn mua sắm các vật phẩm làm quà tặng cho nhiều dịp khác nhau như : Sinh nhật, lễ kỷ niệm, ngày của cha, ngày của mẹ, ngày tựu trường, lần đầu làm bố làm mẹ,… rồi hết quà cho người thì còn quà cho thú cưng nữa 😅
    Đúng là giàu thì phát sinh ra lắm vấn đề thật sự!
  • Quốc gia nhiều Drama : Loanh quanh mỗi từ nhà ra ngõ, rồi online Mxh thôi mà hóng từ sáng tới tối đã nhiều sự vụ rồi, nhưng với Mỹ thì bạn tưởng tượng, VN chỉ như một tiêu bang nhỏ của họ mà thôi, Drama của Mỹ nó khủng tới mức nào 😃
    Chính vì vậy mà Ace chiến bên Mỹ không thiếu Trend để bán hàng nha! Từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí, thiên nhiên,… đủ thứ hàng ngày đều có một lượng Fan follow nhiều vô kể. Trend trên Google phải tính là cập nhật từng giờ từng phút để hóng trend. Và chỉ cần chạm đúng và điểm Gờ (G) của khách hàng là bạn sẽ có 1 campaign ngàn sêu (Sold).
=> Chốt lại phần 2 : Thị trường US là một thị trường dễ tính, dễ scale, phát triển doanh số bán hàng, không thiếu ý tưởng sản phẩm để bán.

3 – SỰ ĐƠN GIẢN VỀ THỦ TỤC

Ngoài trừ một số mặt hàng mang yếu tố chính trị, mặt hàng giá trị cao (giá thành & chất xám), mặt hàng liên quan tới sức khỏe ra thì việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ khá đơn giản.
Chính vì nhu cầu cao nên dịch vụ cũng trăm hoa đua nở.
Từ vận chuyển, kho bãi, chứng chỉ, thanh toán, quản lý, hỗ trợ,…. đều có sẵn, thậm chí cần phải cân nhắc lựa chọn khi có quá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, khắc hẳn với việc bạn muốn mở rộng thị trường kinh doanh sang châu Phi, hay một khu vực nào đó hẻo lánh, nơi mà bạn tìm kiếm dịch vụ mỏi mắt!
Tương tự với các dịch vụ hỗ trợ thì các công cụ về nghiên cứu thị trường, quản lý bán hàng cũng vậy. Hầu như nó được tạo ra chỉ để giành riêng cho việc hỗ trợ bán hàng tại thị trường Mỹ. Thông tin từ thị trường Mỹ từ đó cũng luôn được update mới nhất, giúp cho việc bán hàng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
Các Supplier (Nguồn hàng) cũng từ đó ưu ái sản xuất sản phẩm để bán qua Mỹ hơn, từ đó hình thành nên thứ được gọi là Tiêu Chuẩn Mỹ – Một loại tiêu chuẩn mà người ta sử dụng làm thước đo cho sự hoàn thiện, mà từ đó mới đem đi phát triển mở rộng qua các thị trường khác. Ngay cả đồng tiền của Mỹ (USD) và ngôn ngữ phổ biến tại Mỹ (English) cũng được sử dụng như một phương thức giao dịch chung khi ra quốc tế.

4 – CỘNG ĐỒNG LỚN

Người ta có câu : “Buôn có bạn bán có phường”, điều này chỉ nên việc muốn kinh doanh thuận lợi luôn cần có một cộng đồng phát triển hỗ trợ lẫn nhau.
Bạn sẽ chẳng hề mong muốn tới một thị trường Tiềm năng nhưng nhiều khó khăn chưa được giải quyết. Việc mở đường, phá băng một thị trường mới mang lại nhiều cơ hội nhưng liệu bạn có đủ sức, đủ tiềm lực tài chính để làm nó hay không? Có lẽ đây là bài toán mà chỉ những Doanh nghiệp lớn, những team to mới làm nổi, cá con liu diu thì chịu 😃
Với thị trường Mỹ, một thị trường được khai phá nhiều năm thì dường như mọi con đường đều đã được rộng mở. Những thông tin bạn cần đều có sẵn trên Internet, chỉ cần chủ động chịu khó tìm hiểu một chút.
Cùng với đó là cộng đồng seller đông đảo, nơi mình có thể tìm kiếm được sự hỗ trợ, tham khảo thông tin, những casestudy thành công, tìm kiếm người dẫn dắt, định hướng dễ hơn rất nhiều. Người đi trước chỉ cho người đi sau! Chứ ở thị trường khác thì đã làm đâu, đã đi đâu, biết gì đâu mà chỉ 😃
Trên đây là 4 lý do cơ bản về việc tại sao mọi người đa phần sẽ chọn thị trường Mỹ để bắt đầu kinh doanh.
Phần thứ 2 mình muốn chia sẻ một số lý do tại sao mình nên tìm kiếm cơ hội và mở rộng sang các thị trường còn lại!

1 – CẠNH TRANH CAO VÀ GAY GẮT

Đi kèm với những nhu cầu cao và khi mà thị trường này không còn mới nữa thì đó là lúc bạn nhận ra : Để sinh tồn và phát triển tại thị trường Mỹ không còn đơn giản như trước.
Ai cũng nói về Mỹ, khóa học nào cũng chỉ hướng dẫn bán ở Mỹ, rồi thì phương thức bán hàng càng dễ thì việc scale, copy nhau trở thành một trào lưu, một sự thật hiển nhiên. Ai mạnh, ai nhanh, người đó là người chiến thắng. Sẽ chẳng có gì dễ dàng cho một người mới chân ướt chân ráo, mơ về một màu hồng (do được vẽ ra bởi các thầy), chỉ cần cố gắng nhỏ sẽ có thành công lớn – Không có đâu, giấc mơ chỉ là giấc mơ!
Một khi chất lượng sản phẩm đã chạm đỉnh, một khi sự sáng tạo bị coi rẻ, thì đó là lúc cuộc chơi về giá sẽ sàng lọc thị trường tàn bạo nhất. Buôn tài không bằng dài vốn, nếu ai không đủ nguồn lực để đua đường dài thì tự khác phải thoái lui.
Đâu chỉ có US!
Xét nho nhỏ trong Amazon, như bên trên 👆 mình có liệt kê thì có tận 20 thị trường để ae khai phá lận mà. Thị trường US là chủ lực, traffic lớn thật, nhưng còn lại 19 thị trường khác ai bảo là không tiềm năng đâu?
Traffic về tổng của tất cả thị trường của Amazon rơi vào tầm ~6 tỉ / tháng, US chiếm khoảng hơn 1/3 là 2,6 tỉ. Vậy miếng bánh khá lớn còn lại thì sao?
Đơn cử như việc mình có một số sản phẩm bán tạm ổn ở US, cạnh tranh sấp mặt ra, nhưng chỉ ghé nhẹ sang Canada, một thị trường lân cận thôi, không check ko biết, nó lên Best seller tự khi nào (Do Ae vào resell nhiều quá, ko thấy đơn về lên ko biết luôn :v ).
Mà việc mở rộng cũng ko quá khó khăn như mình nghĩ, Amazon có chức năng tự động chuyển đổi ngôn ngữ, chuyển đổi tỉ giá giúp mình dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường mới. Việc của mình đơn giản là tìm supplier có khả năng cung cấp hàng qua đó mà thôi!
Việc bạn tiếp cận một thị trường mới sẽ khiến bạn ngạc nhiên, cứ nghĩ là khó và sẽ mãi khó nếu bạn giữ ý nghĩ đó trong đầu. Ai cũng sợ, thì đó là cơ hội rồi 🫰
Thay vì phải cạnh tranh gay gắt với toàn trùm server, phải cạnh tranh với 500 ae khác thì khi tới với một thị trường mới được khai phá, việc bạn một mình một thuyền (niche nhỏ) không phải là chuyện hiếm.
Thay vì cần phải tối ưu từ sản phẩm, từ giá, từ ngân sách quảng cáo sấp mặt ra, thì khi tới với một thị trường mới, đôi khi bạn chỉ cần bê nguyên những sản phẩm win ở thị trường cũ, tối ưu lại SEO cho phù hợp với văn hóa bản địa là bạn đã có thể có được một chiến dịch bán hàng tốt rồi.

2 – TÌM THẤY THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP HƠN VỚI SẢN PHẨM CỦA BẠN

Rất nhiều ae mang những sản phẩm cây nhà lá vườn sang Amazon US bán, rõ là ở sân nhà sản phẩm bán ầm ầm, nhưng sang Mỹ thì lại ế mốc, rồi thì bán tiếp ko được, mang về không xong (vì phí vận chuyển cao quá) nên khi ế hàng thường phải bán xả, tệ hơn là tiêu hủy (mà hủy vẫn mất phí mới đau). Chung quy lại vẫn là sản phẩm tốt nhưng thị trường không phù hợp, mình bán thứ khách hàng muốn chứ ko phải bán thứ mình đang có.
Sâu xa hơn thì đó là gặp lỗi nghiêm trọng khi không nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và không có phương án B để đẩy hàng nên mới ra cơ sự trên, mất tiền, mất công, mất sức, mất luôn cả động lực phát triển. Nhiều ae trải qua giai đoạn này mà không đủ vững chí là bỏ luôn, không Mẽo Mủng, Ko Ma Zôn Ma Za gì nữa sất 😤
Quay lại với việc tìm hiểu về các thị trường khác, tuy là ta biết nó rất tiềm năng đấy, nên việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là đọc và tìm hiểu các thông tin về nó. Xem là các điều kiện tự nhiên ở đó như thế nào, văn hóa mua sắm ra sao, đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, nhu cầu của họ như thế nào,… tìm hiểu càng nhiều càng tốt để có thể phát triển sản phẩm của mình theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng hướng tiếp cận một cách phù hợp nhất!
Mình chắc chắn là nếu như bạn làm tốt bước này thì mọi mặt hàng đều có thể tìm thấy bến đỗ phù hợp giành riêng cho nó. Giống câu chuyện một hòn đá được định giá khác nhau khi đem tới những nơi mà người mua định giá đúng giá trị của nó vậy.
Có thể lô hàng của bạn thay vì chịu số phận ế chổng vó tại Mỹ thì lại bán đắt như tôm tươi, thậm chí bán được giá cao gấp nhiều lần nếu đem nó sang Trung Đông, hay một số thị trường có nhiều đặc điểm giống VN!
Tính thời điểm cũng là một trong số những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ hàng hóa, nên ngoài việc lựa chọn thị trường phù hợp thì lựa chọn thời điểm ra mắt sản phẩm ở đó cũng là thứ khiến chúng ta phải lưu tâm rất lớn!

3 – LỢI THẾ CỦA NGƯỜI ĐI ĐẦU

Đi đầu tuy là khó khăn, nhưng một khi bạn làm được, làm tốt thì việc xây dựng thương hiệu riêng sẽ trở nên hết sức dễ dàng. Khi mà khách hàng đã quá quen thuộc với hình ảnh của bạn một thời gian thì sau này dù có xuất hiện thêm nhiều những đối thủ khác cũng khá là khó để thay đổi tâm trí của họ. Việc của bạn khi cạnh tranh lúc này không nằm ở giá bán nữa, mà là việc tăng thêm trải nghiệm khách hàng, giữ những giá trị nguyên bản – thứ mà khách hàng cảm thấy quen thuộc khi nhớ tới bạn. Ví dụ như Cocacola, sau khi phát triển mở rộng nhiều những phiên bản mới, vị mới thì hương vị Classic, Original vẫn là hương vị được ưa chuộng nhất. Và rồi sau khi có Pepsi với hương vị đậm đà hơn, nhưng khi để cạnh nhau thì khách hàng vẫn không ngần ngại mà lựa chọn Cocacola như một thói quen.
Ngoài ra, khi bạn đã có kinh nghiệm tháo gỡ những khó khăn trước đó, bạn hoàn toàn có thể mở rộng những dịch vụ đi kèm nhằm hỗ trợ những người đi sau. Ngoài việc tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu của bạn thì lợi nhuận từ những dịch vụ hỗ trợ đó đôi khi lại là một hướng phát triển mới, giúp tăng doanh số, lợi nhuận có khi còn cao hơn cả hướng phát triển sản phẩm cốt lõi của bạn!
Trên đây là một số ý kiến của mình về việc ACE có thể và nên tìm hiểu phát triển thị trường mới thay vì chỉ xoay quanh Mỹ!
Nguồn Lê Khánh Thiện

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb