Cách tối ưu chi phí vận chuyển cho anh em làm Amazon FBA

Xin chào mọi người,
Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ về chủ đề ‘’Cách tối ưu chi phí vận chuyển’’ để mọi người có 1 cái nhìn chân thực và khách quan nhé.Trước tiên, mình sơ lược vài nét về các tính phí vận chuyển
– Bên vận chuyển họ sẽ tính phí theo 2 loại: Cân nặng thực tế và cân nặng theo kích thước
– Cân nặng thực tế là trọng lượng thực của thùng carton có chứa sản phẩm
– Cân nặng theo kích thước thì tính theo công thức DxRxC/5000 (trong đó DxRxC là kích thước chiều dài, rộng, cao của thùng carton)
Sau đó họ so sánh giữa cân nặng thực tế của thùng carton và cân nặng tính theo kích thước của thùng carton, bên nào có giá trị lớn hơn thì họ sẽ lấy giá trị đó để tính phí vận chuyển
tối ưu chi phí vận chuyển khi làm amazon FBA

CÁCH TỐI ƯU VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI HÀNG TRUNG QUỐC

– Trước đây mình thường sử dụng gói 2-3 ngày sang nhanh để Launching dù cho gói 2-3 ngày tương đối đắt. Tuy nhiên làm lâu mới biết, mình không nhất thiết phải vậy

Thực tế, mọi người có thể chia làm 2 Line. Đi trước Line 2-3 ngày 1 ít để sang xin review và Launching. Còn số còn lại đi Line 7-15 ngày hoặc dài ngày hơn. Sau khi hàng bán được, mọi người cân đối tiếp việc đi Sea gói 18-25 ngày hoặc 35-40 ngày để tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho sản phẩm.

Giai đoạn đầu không cần nhiều hàng, nên cách này giúp mọi người tối ưu được fee vận chuyển

– Đối với đơn hàng số lượng ít để test thị trường thì mình thường đi Line 2-3 ngày với mục đích đưa hàng sang nhanh chóng để xem sản phẩm có được thị trường đón nhận không

– Nếu mọi người đi số lượng nhiều với mức cân nặng nhiều thì nên đi Sea ngay từ đầu để tiết kiệm chi phí. Vì độ cạnh tranh trên Amazon ngày càng lớn nên trước khi xác định đi hàng, mọi người nên tối ưu chi phí về mức thấp nhất có thể để hạn chế rủi ro.

Ở Việt Nam, có bên giá tốt thì chỉ đi 1 Line, bên khác nhiều Line thì lại giá hơi khó tối ưu nên mình không nói sâu về vận chuyển Việt Nam. Còn bên Trung Quốc thì 1 forwarder thường có tất cả các Line nên tối ưu dễ hơn.

CÁCH TỐI ƯU VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI HÀNG VIỆT NAM

1. Khi 1 lô hàng bị tính cân nặng theo kích thước thì mọi người nên tận dụng không gian thừa trong thùng carton, xem có cho thêm sản phẩm nhỏ nhẹ gì nữa vào không sao cho cân nặng thực tế = cân nặng theo kích thước.

Ví dụ: Thùng carton của mọi người có kích thước DxRxC = 60x55x35cm và cân nặng là 20 kg. Bên vận chuyển tính như sau

– Cân nặng thực tế của thùng carton: Không thay đổi và = 20kg

– Cân nặng của thùng carton tính theo kích thước = 60x55x35/5000 = 23.1kg

=> So sánh 2 mức cân nặng trên thì bên vận chuyển họ sẽ lấy theo mức 23.1kg. Điều này tức là bạn đang bị dư thừa 3.1kg. Nếu trường hợp này xảy ra, nên cho thêm những sản phẩm khác của bạn vô trong thùng carton đó cho đủ 3.1kg để tiết kiệm chi phí (Trong trường hợp thùng carton có khoảng trống).

2. Nếu sản phẩm của mọi người nhẹ (<15kg) mình khuyên nên đi theo hình thức Epacket (search ‘’Epacket Vietnam’’), sẽ tiết kiệm được chi phí. Vì nếu đi theo FBA thông thường cân nặng sẽ bị tính thành 31kg theo chính sách của bên vận chuyển mặc dù cân nặng thực chỉ <15kg.

3. Nếu bạn có 5 sản phẩm, mỗi sản phẩm 1 ít, mà Amazon lại chia thành 3 kho thì làm thế nào để cho về cùng 1 kho để tiết kiệm chi phí?

C1: Tạo chung 1 Shipment cho 5 sản phẩm trên theo dạng Case Packed

Vào 1 sản phẩm bất kì => Chọn hình thức ‘’Case Packed’’ => Chọn mục ‘’Add product’’. Sau đó Add 4 sản phẩm còn lại vô. Nó sẽ tự động nhảy về cùng 1 kho.

– Nếu vẫn chia thành 3 kho thì sao ?

C2: Tạo shipment khác khoảng 3-4 lần. Sau mỗi lần tạo, Amazon có thể sẽ random 1 kho hay nhiều kho tuỳ thuộc loại sản phẩm. Bạn có thể xoá Shipment nên đừng lo lắng gì cả. Nó cũng không ảnh hưởng gì đâu

C3: Nếu tạo nhiều lần vẫn không về chung 1 kho. Ta đổi kích thước, cân nặng của 5 sản phẩm giống nhau, để Amazon update sau đó tạo lại Shipment. Mình từng thử cách này 1 lần và thành công.

C4: Cho tất cả 5 sản phẩm vào chung 1 thùng carton và chọn hình thức Individual để tạo Shipment. Phần này mọi người cần kiểm tra thật kĩ để tránh nhầm lẫn.

C5: Vào Setting ở góc phải trên cùng trang Sellercentral => Fulfillment by Amazon => Inbound Settings => Edit => Inventory Placement Service => Update.

Cách này Amazon sẽ thu phí của mọi người. Trong lúc tạo Shipment mọi người để ý kĩ phần ‘’FBA Manual Processing Fee’’ sẽ biết mất bao nhiêu chi phí. Mình không recommend cách này lắm, vì những Shipment sau mọi người tạo mà không để ý Amazon lại trừ phí chuyển kho thì khổ.

Đây là những kinh nghiệm thực chiến liên quan đến Vận chuyển trong quá trình mình làm FBA. Mình chia sẻ để mọi người hiểu hơn để từ đó đưa ra biện pháp xử lý tối ưu cho trường hợp của bản thân.

Nếu mọi người thấy hữu ích, thì like or ❤ và comment ‘’Thank you’’ nhé ạ ^^
Cám ơn mọi người đã đọc ❤
With love,
Giang Monster
Từ khóa: , ,

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb