Story Telling cho Sản Phẩm – Biến Những Câu Chuyện Thành Công Cụ Kiếm Tiền

Bài viết mình viết khá chi tiết về Story Telling dựa trên hiểu biết của mình nên mình sẽ chia thành 2 kỳ cho anh em tiện theo dõi nhé hy vọng giúp anh em làm MMO có thêm chút kiến thức mới và tích lũy cho mình.

Story Telling

Phần 1 : Định nghĩa về Story Telling

Story Telling nghĩa là : kể chuyện cho người ta cuốn vào cốt truyện của mình, còn kể mà không cuốn thì đốt truyện là vừa.. :v

Anh em làm marketing thường sẽ dể bị hạn chế trong việc định nghĩa về Story Telling, đa số sẽ nghĩ là 1 bộ phim, 1 video ngắn, 1 câu chuyện viết trên facebook, bla bla. Đúng thật nó là story telling nhưng nó đã bị hạn chế về cách hình dung. Thông thường làm story telling người ta sẽ đi từ A-I-D-A (làm kích thích người xem – gây thích thú – quyết định – hành động). Ví dụ các bác xem tiktok sẽ thấy một số bác làm Story Telling rất tốt xem 1 video về nổi vất vả của 2 vợ chồng mới cưới, sau đó lướt vào profile đi ngược vào những video họ đã làm thì thấy những video như một hành trình, trong đó họ cài cấm sản phẩm rất dễ chịu, tỷ lệ chốt đơn theo mình đoán là khá cao, vì cơ bản họ mua vì sự đồng cảm của người trong câu chuyện chứ không phải họ mua vì cân sản phẩm. Đm đỉnh kout cmnr :v kaka

Cơ bản ở định nghĩa này chúng ta nắm vậy là đủ giàu cmnr :v bây giờ mình sẽ phân tích tiếp những vấn đề tiếp theo.

Phần 2: Triển khai Story Telling

Có 5 cấp độ trong kinh doanh thì cấp độ số 5 tức là biến chuyện kinh doanh mình về cấp độ 0 (biến việc kinh doanh của mình thành văn hóa) đó chính là cái chuyện mà ai cũng ao ước, nhưng làm được thì khó vcl. như trung nguyên họ còn muốn biến cà phê của họ thành đạo (tôn giáo) huống hồ chỉ biến chuyện kinh doanh của họ thành văn hóa là đỉnh lắm rồi. Trước đây trung nguyên có bỏ tiền ra làm một bộ phim về cuộc đời ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng quê với anh Trần Thịnh Lâm Đại Bùi từ chàng sinh viên y khoa trước anh Phan Bảo Long mấy chục khóa ở Đại Học Tây Nguyên nghèo bỏ học đại học ra kinh doanh thất bại, thất bại, thất bại,… rồi thành cộng,… thất bại…. cuối cùng đỉnh cao luôn, Bác vũ nhiều điểm chung ak. Nhưng đạo diễn hên là làm trước khi có vụ lùm xùm của gia đình bác Vũ :v ahihi quá may cho anh đạo diễn chứ như vụ nhật ký vàng em là chết mịa đạo diễn :v

5 yêu cầu trước khi triển khai sản phẩm phải đảm bảo

  • Sản phẩm phải có nội lực
  • Sản phẩm an toàn
  • Sản phẩm phải mang lại trải nghiệm đỉnh cao
  • Sản phẩm phải mang lại hạnh phúc cho người dùng (nếu có)
  • Sản phẩm phải là hạt giống bí ngô cực tốt (kế hoạch bí ngô, nào ai gặp cà phê kể cho nghe, dài dòng lắm)

Có 4 cách để triển khai Story Telling cho Sản Phẩm

+ Cách thứ 1: Dùng câu chuyện có sẵn để cài cấm sản phẩm mình vào và biến câu chuyện đó thành câu chuyện sản phẩm của mình luôn

Cách này hơi bị động và hiếm ai làm được mình ví dụ : Anh chị đã nghe qua cà phê muối của Doctor Muối chưa ? là họ dùng câu chuyện ngắn tình cảm lãn mạn của nước ngoài về anh chàng bị con bồ mất nết cho uống cà phê muối đến sỏi thận rồi chết ak để gán vào sản phẩm của họ về cà phê muối, mình đã uống và ngon thiệt, trải nghiệm khách hàng tốt. (cái này nói vui thôi nha chứ bên drmuoi dame mình là chết ak)

+ Cách thứ 2: Xây dựng câu chuyện từ người tạo ra sản phẩm

Cách này thì khá chủ động nhưng để làm nó như thật rất khó vì hầu như những câu chuyện này ít được nhiều người quan tâm, đa số khách hàng và audience cho nó là xạo lìn, chém gió, tanh mùi quảng cáo. Nếu không có trình cái này thì nên thuê một đơn vị nào đó đã thành công trong việc dựng story telling tốt mà làm. Vì làm storytelling theo cách thứ 2 này mình không có quyền test đi test lại đâu nha các bác, làm sai là đi luôn cốt truyện đó.

+ Cách thứ 3: Xây dựng câu chuyện từ người dùng sản phẩm

Cái này cũng chủ động luôn vì thuê mướn được, nhưng khá là khó và dễ nảy sinh mâu thuẩn nếu người dùng mà không sài hoặc chả hiểu mẹ gì sản phẩm thì lúc dựng chuyện lên dễ bị khách hàng bót mẻ, họ cũng đánh giá thấp sản phẩm mình luôn. Cái này tốt nhất nên xây dựng dựa trên khách hàng thật như các bên thẩm mỹ viện hay làm case study mà họ đã đập mặt ai đó rồi sửa lại ak. Các sản phẩm mình cũng nên mườn tượng điều đó mà làm. Chỉ cần tư duy hơn là được còn khó hơn cứ thuê đạo diễn sản xuất những video đời thực họ mentor (cố vấn) cho mà làm.

+ Cách thứ 4: Xây dựng cốt truyện nhiều tập cho sản phẩm (hành trình)

Cũng chỉ là ứng dụng 3 cách trên nhưng chúng ta sẽ xé nhỏ nó ra thành nhiều phần , cách này cũng khá chủ động nhưng làm phải khéo léo, tránh mâu thuẩn giữa tập này và tập kia, nhất là nhân vật mà đang quay bỏ diễn, hoặc viết bài nhắc nhằm tên nhân vật là chết mịa luôn ak, cơ bản người đọc và người xem rất thông minh, họ xâu chuỗi còn hay hơn diễn viên. Cách làm này thì cài cấm phẩm phải lạc quan chứ nhồi quá là hư hết series. Mấy mẹ thẫm mỹ viện hay làm kiểu này luôn ak.

Phần 3: Marketing và Truyền thông cho Story Telling

– Ở đây mình sẽ định cho bạn là có 2 hướng

* Cách 1: Tự marketing

* Cách 2: Nhờ thằng khác marketing dùm, đương nhiên là trả tiền cho nó :v

* Trong cách 1: Tự làm marketing thì việc quan trọng là bạn phải control được những công cụ cần thiết như là: Công cụ quảng cáo, dựng video, viết content, xử lý được dame trên social, đội ngủ cứng tay, thì khả năng win cũng khá cao nếu yếu tố chân thành của mày cao và yếu tố xạo lờ gần hầu như không có :3.

– Bạn phải định hình được lộ trình mà bạn fame câu chuyện ra. Đi hình ảnh, đi video, đi tiktok, đi fanpage, đi youtube, đi status đều phải khớp và logic nhau về thời gian, nếu tụi content tay nhanh hơn não thì khả năng ănlôz rất cao. Cơ bản vì người dùng họ rất thông minh nếu họ sâu chuổi là tụi mày làm không khớp thời gian là xác định với tụi nó ngay. Phải xem người đọc như bạn thân, vì bạn thân nó hiểu mày quá mà, nên bạn sẽ không dám sạo lờ với nó.

– Ngân sách thì cũng phải tiên lượng tốt, vì đang fame ngon mà hụt chân ngân sách thì cũng như về trên nó sẽ mâu thuẩn luôn có khi còn gây tác dụng ngược lại. Phải đảm bảo ngân sách trước khi chơi cuộc chơi này.

– Nhân sự cho việc này nhất là diễn viên hoặc người mẫu phải đảm bảo nó chơi với mình cho hết game storytelling này nếu không nó sẽ tạo ra một hiệu ứng na ná “nhật ký vàng em” hoặc phim “Tây du ký” đang đóng vai Đường Tăng khá ổn nhưng lại phải đổi diễn viên. Nói chung tụi mày rành nhân sự thì phải chốt kèo, ngoài ra trường hợp không mong muốn thì tao không phải nhà tiên tri nên không nói trước được.

– Rủi ro thì càng phải tính trước vì có khi mình làm quá đỉnh sản phẩm đi vào lòng người thì sản phẩm tạch, cái này thì nhiều lắm chứ không phải không có. Vì thế phải đảm bảo dòng đời sản phẩm và thương hiệu công ty chứ đừng chủ quan. Nhất là mẹ founder hay ceo mà đang làm nhân hiệu lấn lướt thương hiệu công ty thì tém tém lại hộ tao cái, chứ đang làm ngang sương lại tội nghiệp mấy đứa làm marketing, công sức đổ sông đổ bể hết.

– Đi báo chí thì cái này tao cũng phải đề cập vì nó như con dao 2 lưỡi vì nó là một câu chuyện khá mất dại như vụ giày dép bitis thuê kênh 14 đẩy nó lên nhờ câu chuyện sơn tùng hát bài lạc trôi mang đôi dày bitis hunter và được nó support siêu ngon. Nhưng khi bitis nó ngon rồi nên nó không muốn đi báo nữa thì nó ănlôz với kênh 14 luôn, nó dìm đủ kiểu thì cũng chết. Sau này giày dép bitis ra cái đa sắc văn hóa có được ai quan tâm là mấy không. Vì thế phải chọn bạn mà chơi. Chọn ngu thì R.I.P chứ trách ai đây.

– Thời gian thì mày phải tiên lượng được cùng với thương hiệu và sản phẩm. Càng nhanh thì càng nhanh gom lúa, nhưng nói trước cái gì nhanh quá nó cũng mau tàn, chậm mà chắc là quyết định sáng suốt. Vì kinh doanh lâu dài mới làm StoryTelling.

* Trong cách 2: Thuê thằng khác làm dùm, cách này thì mình chưa làm nhưng hên cái các bờ-rồ-lây-dơ chỉ tao cách mấy ổng thuê.
Cứ kiếm đơn vị thành công rồi mà làm, chọn mặt gửi vàng, mắt hơn xí không chết đâu, chỉ sợ nó làm tầm bậy mới chết. Mấy đứa agency mới khởi nghiệp sẽ dame tao khúc này. Vì tao viết bài này cho người đi thuê chứ không phải cho tụi agency :v kaka
Cách đi thuê này thì chả có mẹ gì ghê gớm vì mày có tiền bên kia thì làm được việc. Trong cách 2 này thì đảm bảo những điều bên dưới là được.
– Nhân sự phải đảm bảo hợp đồng lâu dài cho hết cái chiến dịch, thời gian thì tùy theo, không nói rõ được.
– Đi báo chí thì chọn bạn mà chơi như mình nói ở trên.
– Ngân sách thì chắc chắn bạn dư tiền rồi, nhưng làm gì cũng phải tiết kiệm và hợp lý.
– Thời gian thì các bạn cứ dí nó hết mình cho mình.
– Rủi ro thì bạn yên tâm bên kia nó gánh hết, miễn win là được.
Đó là 2 cách mang tính chủ động, vẫn còn cách thứ 3-4 hay nhiều hơn nữa, ai thấy hay thì chia sẻ thêm để mình học thêm với nha.

Phần 4: Tổng kết và Nhân rộng

Thông thường thì những cách trên là cách phổ thông để làm win được StoryTelling nhưng đa phần sẽ bị dính vào bài toán chọn lựa và nổi sợ trước khi vào việc. Nên yếu tố chân thành vẫn là yếu tốt mang tính sống còn nên tốt như cứ đi từ những gì mình có đi lên.

*Tổng kết những việc cần làm

1. Định hình trước sản phẩm, thương hiệu, nhân hiệu và những gì cần định vị

2. Lên kế hoạch cho câu chuyện mình muốn truyền tải đến người dùng

3. Đơn giản hóa nó để dễ đi vào lòng người.

4. Áp câu chuyện có sẵn vào sản phẩm hoặc thương hiệu, nhân hiệu. Cái này khó có thể bỏ qua

5. Marketing và truyền thông cho câu chuyện nếu đủ trình thì tự làm không thì đi thuê

6. Quan sát và đo lường để đưa ra những phương án cụ thể nếu không làm tốt cái này là dẹp luông khỏi cần làm 5 bước trên

*Nhân rộng

Tại sao lại nhân rộng vì nếu đã làm tốt cho 1 sản phẩm rồi thì phải làm thêm nhiều vì chưa chắc câu chuyện kế tiếp của mình sẽ win nên phải làm nhiều nhưng có sự kiểm soát để tránh gây ra tác dụng phụ với những sản phẩm hoặc chiến dịch trước. Tránh chết lây nếu làm sản phẩm theo kiểu của VIN GROUP, làm theo kiểu VIN GROUP rất ngon vì nó mang tính thừa kế khách hàng, nhưng sẽ chết lây nếu làm ngu

Shared By : Lê Tiến Đạt

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb