Tiếp thị khan hiếm – Vũ khí bí mật của bạn

Có rất nhiều chiến thuật marketing để bán hàng TMĐT, cả COD 💵 cả dropship 💳 Nhưng có 1 chiến thuật mà mình đã sử dụng và thấy nó rất hiệu quả, đó là marketing theo dạng sản phẩm khan hiếm 💯 

Tiếp thị khan hiếm - Vũ khí bí mật của bạn

Tiếp thị khan hiếm là 1 chiến thuật rất đơn giản, đã được kiểm tra theo thời gian và thường rất hiệu quả 🙏 . Đó là một chiến lược bao gồm sự khan hiếm thực tế hoặc sự xuất hiện của sự khan hiếm để thúc đẩy doanh số bán hàng

Chiến thuật này thì chắc các bạn cũng đã nghe và thấy rất nhiều qua các cụm từ như “Chỉ trong thời gian giới hạn” hay là “Chương trình giảm giá này sẽ sớm kết thúc”.

Đó là 2 trong số những ví dụ kinh điển nhất về tiếp thị khan hiếm

Và có một số lý do tâm lý rất đơn giản tại sao chúng lại hoạt động tốt như vậy

Độc quyền

Ý nghĩ sở hữu một cái gì đó hiếm hoặc “phiên bản giới hạn” là động lực mạnh mẽ cho nhiều người. Dù là một cái mũ phiên bản giới hạn hay nhẫn kim cương, mọi người đều muốn sở hữu thứ mà rất ít người khác sở hữu. Điều này làm cho món hàng đó trở nên đặc biệt – ngay cả khi, trong thực tế, nó không có giá trị bổ sung nào thêm cho món đồ đó.

Mua theo “hứng”

Sự khan hiếm giúp thuyết phục những KH đang ở trong trạng thái phân vân của việc mua thứ gì đó mà họ có thể chưa mua. Nó cũng tạo ra một nhu cầu không hề có trước đây dẫn đến việc mua hàng theo “hứng”

Nếu ai đó đang phân vân về việc mua một món hàng và món hàng đó “tự nhiên” trở nên khan hiếm, họ sẽ có xu hướng mua nó nhiều hơn

FOMO (Fear of missing out) – cụm từ phổ biến của dân chơi COIN dịch ra là chứng “sợ bị bỏ lỡ”

Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đây là một cảm xúc rất là mạnh mẽ.
Bạn hãy thử nghĩ hay nhớ lại một thời điểm mà sản phẩm bạn thực sự muốn mua đang được giảm giá – nhưng bạn lại bỏ lỡ việc giảm giá đó chỉ trong một hoặc hai ngày hay thậm chí chỉ vài giờ đồng hồ!
Sau đó, bạn vẫn sẽ mua món đồ đó nhưng bạn lại phải trả 100% số tiền hoặc đợi cho đến khi sản phẩm được giảm giá trở lại.
Sự khan hiếm “đùa cợt” với cảm xúc này.
Không ai muốn mình trở thành người duy nhất bỏ lỡ một điều gì đó tuyệt vời.
Vì vậy, qua 3 lý do trên thì tâm lý về sự khan hiếm trong marketing là rất rõ ràng. Nhưng chính xác thì bạn triển khai nó như thế nào để có thể thúc đẩy doanh số bán hàng cho cửa hàng TMĐT của bạn?
Đây là 2 chiến lược tiếp thị khan hiếm mà mình đã sử dụng rất nhiều

Chiến lược số 1 – Sự khan hiếm theo thời gian

Chiến lược đầu tiên liên quan đến việc chỉ có một khoảng thời gian nhất định để mua hàng trước khi một thứ gì đó bị lấy đi. Đây có thể là giá siêu khuyến mại, quà tặng đi kèm hoặc thậm chí là mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 2!

💭 Ví dụ về ngày hết hạn khuyến mại nhé:

Khoảng thời gian đó là do tùy bạn lựa chọn, nhưng bạn cần đảm bảo rằng chương trình giảm giá (hoặc mặt hàng khuyến mại) chỉ có thể có sẵn trong cái khoảng thời gian nhất định mà bạn đã chọn.

Thêm đồng hồ đếm ngược vào đợt giảm giá hoặc trang web của bạn để thêm tính hiệu quả.

Hãy nhắc đi nhắc lại khách hàng của bạn về cái khoảng thời gian này để không thể có ai khiếu nại hay phàn nàn nếu như họ chẳng may miss cái deal khuyến mại đó.

💭 Một ví dụ khác là sản phẩm “chỉ có giá trị khuyến mại trong thời gian giới hạn”.

Các sản phẩm này chỉ được bán trong một thời gian nhất định (kiểu giờ vàng giá shock) và sau đó không được bán lại.

Một ví dụ điển hình về kiểu này là các trang web bán áo thun có thiết kế sẵn trong 24 giờ. Sau khi hết 24 giờ, thiết kế đó sẽ biến mất vĩnh viễn.

Chiến lược số 2 – Sự khan hiếm dựa trên nguồn cung cấp

Chiến lược thứ hai liên quan đến việc hạn chế việc cung cấp một sản phẩm.

Điều này có thể được thực hiện để thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc bởi vì bạn thực sự chỉ còn lại rất ít sản phẩm.

Nguồn cung hạn chế có lẽ là kiểu khan hiếm dựa trên nguồn cung phổ biến nhất.

💭 Một ví dụ có thể là một ban nhạc chỉ in một lượng album nhất định cho một lần ra mắt đặc biệt. Sau khi số lượng các album này được bán, không ai có thể mua thêm!

Điều này thúc đẩy một lượng lưu lượng truy cập đáng kể và cho phép người bán tính phí nhiều hơn mức họ thường nhận cho một sản phẩm cụ thể.

Một lựa chọn khác là bán “số lượng có hạn”.

Có một số sản phẩm chắc chắn sẽ bán hết. Ngay cả khi sản phẩm cuối cùng có thể được mua và bán lại – thì nó vẫn có số lượng hạn chế.

💭 Ví dụ là PS5. Kiểu gì các cửa hàng cũng sẽ cháy hàng theo đúng nghĩa đen.

Điều đó sẽ tạo ra sự khan hiếm.

Nếu bạn có số lượng hạn chế, hãy đảm bảo rằng khách hàng của bạn biết! Bằng cách đó, bạn sẽ có thể thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn thông qua tình trạng khan hiếm này.

💭 Ví dụ cuối cùng là “giảm giá sập sàn”.

Điều này xảy ra khi một công ty muốn xả kho tất cả các sản phẩm của mình và giảm giá cho đến khi mọi thứ biến mất.

“giảm giá sập sàn” cho phép các công ty loại bỏ các sản phẩm không bán chạy, đồng thời làm cho chúng hấp dẫn hơn bằng cách thông báo rằng những sản phẩm đó sẽ không còn nữa.

Sử dụng bất kỳ chiến lược nào được đề cập ngày hôm nay đều có thể ngay lập tức giúp bạn tăng doanh số bán hàng như chiến thuật “Last day 50% OFF” mình đang sử dụng cho store shopify của mình vậy

Hà Nhất Anh

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb