Lấy đà chút bằng câu chuyện cà phê cùng a H, một thành viên khá lớn tuổi trong nhóm, tôi có tâm sự là tại sao hay chia sẻ?, lý do là quan điểm của tôi không giống đa số người Việt rằng luôn sợ thằng khác nó cười – đẹp phô ra, xấu xa đậy hết cmn lại, lúc nào thành ông Nghè rồi mới đe hàng Tổng… đơn giản mình nghĩ là mọi người cần giai đoạn chuột bạch của mình hơn chứ chờ đến lúc thành ông nọ bà kia rồi thì có chia sẻ cũng là toàn câu chuyện màu hồng thôi à, có khi lại thành xúi dại con người ta và vô hình áp lực cho người nghe. Một động lực nữa là e H, cũng là thành viên Nhóm cứ hỏi sao a không đăng đàn đi? e đang điên đầu vì phí ship đây. Vâng, thì đăng đàn cái nào (Sẽ có nhiều người đọc xong chưa thể hiểu hết ngay nội dung bởi lý do các bạn chưa lập được acc, hoặc lập rồi nhưng giờ bay chưa nhiều, hoặc có thể do cách trình bày khó hiểu. Đừng lo, sau này cần đọc lại. Mà, đọc lại phản biện lại được mới là ngon).
Đóng gói và vận chuyển là hai phạm trù gắn bó mật thiết với nhau, điều này không chỉ đúng với bán hàng Amazon. Vậy, nếu chỉ biết một mà nói tối ưu được thì chắc chắn là nói láo.
I. Ship air for funny, ship sea for money: Cơ duyên với em MÀNG và câu chuyện hoa hậu bán diêm
(Rất mong ai đó sớm chỉ ra được vế thứ nhất là sai – ship air vẫn ăn được xiền)
Mặc dù Amazon tuyên bố là dùng triệt để các sản phẩm thân thiện môi trường cho việc đóng gói FBA nhưng với seller, hàng mình vẫn phải bọc ngoài một lớp nilon (quê tôi gọi là túi bóng), lí do là những vật liệu khác khó dán barcode của bố (FNSKU), hoặc của mình EAN, UPC…và để bảo quản hàng hóa qua quãng đường dài vận chuyển? Mọi cái lằng nhằng rắc rối từ đây bởi rất nhiều sản phẩm lúc đóng bao bì không có lớp này mặc dù nó quá đẹp rồi hoặc sản phẩm dạng trần như nhộng như đồ thủ công mỹ nghệ mây tre, chiếu cói chẳng hạn. Vậy là vẫn phải chơi với em nilon thôi.
Thường thì khi thực hiện phần đóng gói này, các bố sếp quen kiểu chỉ tay năm ngón nghĩ là nó dễ, có chó gì mà quan trọng hóa? Nhưng, bố thử động vào xem nào, mẹ, ông đóng xong có khi bản thân ông còn chả ngửi được chứ nói gì thằng buyer bên Mỹ nó vui; lại viện rằng, đằng nào Amazon nó chả bọc một lớp ở ngoài, rồi về đằng nào khách chả cắt bỏ đống đó đi, bày đặt làm gì cho mệt? Đúng nhưng chưa đủ, thử hỏi thằng buyer mua hàng về, giữa cái đươc đóng gói cẩn thận, gọn gàng và cái quấn quấn, bó bó như như mớ rẻ rách thì nó thấy với cái nào nó được tôn trọng hơn? đây chính là phần tăng trải nghiệm khách hàng, đồng thời giúp tối ưu vận chuyển khá nhiều. Nó liên quan đến tiền, đến thịt của mình mà, phải tính từng li chứ.
Trước kia, như trường hợp của tôi khi đóng mấy đồ như bát dừa, bát mây…nó là dạng bát, quấn nilon vào rồi gấp gấp, dán dán xong nhìn như “đầu thằng chết trôi” (giọng bà già tôi), không làm sao cho nó vừa con mắt được. Mẹ, mang tiếng bán đồ “mỹ nghệ” cho Tây mà nhìn chả có tí “mỹ” chó nào. Chưa kể bề mặt sản phẩm không nhẵn, không dán băng dính được; lại nhiều size, nhiều hình dạng, mua bao “mớ” túi bóng cho vừa…Nếu muốn đóng căng, đẹp thì phải kín miệng nó lại – thì lại chết tiền ship vì không xếp lồng vào nhau được. Cuối cùng là sản phẩm nó vẫn nằm trong cái mớ bùng nhùng, lỏng lẻo, gớm ghiếc đó.
1, Cơ duyên với em MÀNG: Từ ngày có em về
Đúng là cái gì cũng phải học, có những cái với người khác rất đơn giản nhưng với mình thì cực khó vì có để ý đâu, lúc mọi người làm thì mình nghĩ đơn giản, lúc động vào mới thấy khó, ông vẫn cứ quất mấy cái túi bóng đó thì bố ông cũng chịu chứ kể gì ai và…lại “đau đẻ” thì lại phải tìm chỗ “đẻ” thôi, đó là nhân duyên dẫn tới gặp em MÀNG CO.
Vận dụng các loại trí nhớ liên quan + rủ ông bạn già lang thang khắp các nơi làm về đóng gói, rồi gọi điện tham khảo các em bên forwarder…cuối cùng cũng tìm được đến em và “từ ngày có em về, nhà mình bớt hẳn tiếng chửi thề” vì thao tác dễ hơn và hiệu suất cũng tăng lên (gấp đôi đấy).
Với loại màng co này + máy khò nhiệt (mua có 400K/cái, dùng cả năm) về hầu như mọi vấn đề theo yêu cầu a Jeff là giải quyết GẦN NHƯ triệt để. Ban đầu còn rón rén đi thử vì hỏi forwarder thì các bạn cũng chưa thấy ai làm? và hàng giờ đã lên kệ rồi, đợt rồi mạnh dạn quất tới bến em này luôn và hiện hàng đang lênh đênh trên biển rồi. Nói kỹ về món này thì vừa thừa vừa thiếu vì tất cả trên Youtube.com có nhan nhản à. À, có người sẽ hỏi, ông giảm chi phí vận chuyển với em Màng này tn? thì đó, đóng nó gọn hơn, xếp chồng nó lên nhau được thì giảm thể tích thôi.
2, Trải nghiệm khách hàng liên quan đóng gói SP: “Gỗ”, “nước sơn” và “hoa hậu bán diêm”
Về khía cạnh tăng trải nghiệm thì khỏi dẫn chứng nhiều, ví dụ hót hòn họt nhất cho việc bán hàng (tôi không nói cái khác nhé) là “gỗ” hơn hay “nước sơn” hơn? là câu chuyện các em hoa hậu bán diêm của chú Tú họ Lục, “gỗ” của các e đó khác gì của người khác mà diêm đắt thế? mẹ, doanh thu Amz của mình cả năm không chắc bằng nó tăng ca một phát à 😃
Từ câu chuyện (not above) dân Tàu họ sang đây, mua hàng của Ta về, sau lại bán cho Tây mà vẫn bán được. Mà mình đẻ ra ở xứ này, vác bán trực tiếp cho Tây, sao không bán được mà cứ gia công kiếm mấy cent (có lúc còn âm vỡ mặt ra) thế chả nhục hơn con trùng trục à? Chả cần phân tích sâu cũng có thể thấy: Có những nhân tố mình không có lựa chọn khác nhưng vẫn có nhiều cái kaizen được mà, đó là vận chuyển, đóng gói và làm thương hiệu và còn nữa (điều này phân tích theo mô hình sản phẩm 3 lớp của thằng Tây cũng không sai tý nào luôn). OK, “gỗ” mình tốt rồi, sao không tăng “nước sơn” lên mấy chân kính cho giá trị nó tăng? OK, vận chuyển nói sau, giờ ta quất quả đóng gói đã (có case study tăng được đến gấp mấy lần giá bán chưa hộp – đề nghị a Hiến chia sẻ cho a e nhỉ). Nghĩ là chơi thôi, lại rủ bạn già rong ruổi khắp nơi tìm cơ sở sx hộp/túi. Được cái mình gần Tàu nên cái gì cũng sẵn và đặc biệt rẻ (rẻ bằng một phần mấy lần bên Mỹ). Và có rất nhiều lựa chọn phù hợp với mình, ví dụ: Ông nào mua hộp carton ship COD rồi (hộp trơn) thì in mỗi tem dán mà dán lên thôi (rẻ không tưởng), còn kỳ công hơn nữa thì đặt sản xuất riêng (không đắt như mình tưởng). Cụ thể, tôi đặt hoàn toàn bằng chất liệu carton hết vì nghĩ Tây, Mỹ nó thích thế, tổng tầm 3K/hộp à (tùy size nhé).
Ok, thế là về phần boxing và packaging (Tây tí vì không tìm được từ Việt) tốn hơn không mấy đồng mà sản phẩm được khoác lên tấm áo mới nhìn pờ rồ như hoa hậu bán diêm luôn.
Tổng phí tổn cả tiền hộp, màng, vận chuyển (tăng lên do đóng hộp, không lồng vào nhau được), mất thêm tầm 0.5usd/unit. Vác sang kia bán, tôi quất cao hơn giá hàng dạng “đầu thằng chết trôi” 4 – 10 usd, thế là tính cua trong lỗ, bố mày ăn được thêm mấy đồng rồi mà lại dễ bán hơn (là cái chắc); có hộp vào, chụp ảnh làm inforgraphic cũng dễ và hấp dẫn hơn nhiều (tiện thể khỏe luôn cái ảnh info thuê Tây làm rẻ thối à).
II. Vận chuyển – nỗi đau 1 khối bằng 10 khối
Câu chuyện thời sự ko kém vụ gỗ với diêm kể trên là việc vận chuyển 1 công từ VN sang US hết 41 triệu, trong khi ship nội địa gấp đôi phí. Đó là bài toán vĩ mô, ở đây ta bàn câu chuyện vi mô là Ship hàng từ VN qua Mỹ thôi.
Sau Tết âm vừa rồi, tôi có đi một lô hàng 8 thùng 50x50x60 cm, tương đương 1,2 khối, tiền cước khoảng $2.000. Và, cũng chỉ với hơn $2.000, tôi vừa đi một lô khác với 60 thùng như thế, tức khoảng 9,5 khối. Câu chuyện hơi đau lòng đã đủ nói lên tất cả. Mấu chốt ở đây chính là hình thức vận chuyển Air và Sea.
Với Amazon FBA, thường ta có hai lựa chọn: Hoặc đi Air, hoặc đi Sea (Châu Âu đi đường sắt qua TQ được nhưng tôi nghĩ chắc chả ai định thử). Vậy tập trung phân tích hai ông này đã xem sao:
Ưu nhược điểm thì ai cũng rõ rồi, giờ vào luôn việc. Đó là khi nào nên đi Sea và khi nào nên đi Air (cho đến tuần rồi tôi mới có thể đi Sea lô đầu tiên).
Qui trình như sau: Khi chuyển hàng từ kho của mình (tạm coi thế) vào kho Amz (Fulfillment Center – FC), ta phải tạo các shipment (không biết dịch là gì). Khi đó, Amz sẽ tự phân cho ta là hàng về những kho nào, mỗi cái đó gọi là một shipment. Thông thường Amazon sẽ phân về ít nhất 3, 4 FC khác nhau (kể cả đi ít tầm 3, 4 thùng carton). Lúc đó, căn cứ tình hình thực tế, ta sẽ tính đi bằng gì?
Và đây, với học phí tôi phải từng phải trả:
– Hàng dưới một khối (khoảng 7 thùng carton như trên) thì nên đi Air vì đi Sea sẽ bị tính tròn thành một khối, phí sẽ đắt hơn bởi các loại phí như bốc, dỡ, khai hải quan, tiền thuê agent bên kia, ship nội địa…có cái tính theo lần, nên hàng của mình có tí, phải gánh cả cho một cont chẳng hạn (gấp 30 lần, 1 cont 20 ft = 33 m3) thì sao gánh nổi.
– Hàng trên một khối là có thể đi Sea được rồi nhưng ngặt nỗi, như trên đã nói, khi tạo shipment, cha Jeff lệnh phải vào 3 FCs chẳng hạn, thế là một lô hàng tầm 3 khối thì may ra có 1 shipment được trên 1 khối, còn lại nhỏ hơn thì lại phải đi air? Chưa kể ví dụ cả 3 shipment của mình đều thỏa đi Sea nhưng 3 FCs kia nó lại cách nhau không phải khá mà là quá xa thì cũng bó tay luôn. OK, giờ chuyển qua phần hỏi xoáy đi cho nhanh:
H: Nên tạo shipment trước hay đóng hàng vào thùng trước rồi mới tạo shipment?
Đ: Nội dung trên là câu trả lời, phải tạo shipment trước mới biết hàng mình đi đâu về đâu, lúc đó mới đóng thùng. Đóng trước sẽ lại phải dỡ tung ra đấy.
H: Có cách nào để dồn hàng về 1 FC thay vì để Amz tự phân ko?
Đ: Không, chỉ có 1 tùy chọn lợi dụng được ít nhiều, đó là “inventory placement” với phí 0.3$/unit (nói là thế thôi chứ Amz sẽ charge đến 0.5$/unit đấy), mình sẽ chỉ được quyền chọn các unit (đơn vị) của cùng item (sản phẩm) vào cùng 1 chỗ thôi chứ đừng nhầm là tất cả các SP được về cùng chỗ đâu nhé. Vậy nên, nếu đi khoảng mươi sp, kiểu gì nó cũng ra ít nhất 3 shipment khác nhau.
H: Amz phân hàng ra các FC dựa trên cơ sở nào?
Đ: Nhiều cơ sở nhưng ko rõ ràng (hoặc mình ko rõ), chắc chắn nhất là nhu cầu mặt hàng đó cho từng khu vực trong quá khứ.
H: Tôi có thể hủy các shipment đang tạo để tạo lại nhằm “may ra” Amazon nó trỏ về cùng Kho.
Đ: Được, nhưng để canh được quả ăn may này thì cũng khó hơn các ông bà canh trứng nặn thằng cu đó.
H: Trong các shipment đang tạo, tôi có thể chọn những cái đủ đi Sea được để đi, còn lại hủy các shipment kia đi được không?
Đ: Được, tôi đang làm như thế và chả thấy vấn đề gì.
H: Các sellers khác nhau có dồn hàng đi chung Sea được không?
Đ: Được, Từ VN sang Mỹ thì chả sao, nhưng trong giao diện sellercentral thì là riêng (sẽ giải thích rõ thêm phần sau)
H: Khi tạo shipment, đến phần đóng hộp, tôi có thể chọn không tạo packing list cho từng thùng được không?
Đ: Được. Nếu đi Sea thì điều này là bắt buộc, còn đi Air có thể chọn có hoặc không. Khi được chọn, hàng đến Kho, Amazon sẽ dùng “mô tơ cơm” kiểm, đếm hàng cho mình với mức phí $0.1/unit.
H: Thùng carton dùng để đóng hàng quy cách như nào?
Đ: Chiều lớn nhất không quá 25inch (63cm). Tôi có cái đang đóng to hơn, tháng này mới đi, không biết tn, tự tin là OK thôi.
H: Thùng carton đóng hàng có bắt buộc trơn tuồn tuột, nuột như Ngọc… không?
Đ: Không, hoa văn lằng nhằng chữ nghĩa cũng chẳng sao, NHƯNG phải lưu ý bỏ hết những nhãn dán trên thùng trước đó đi để tránh phân vân cho Amazon và phiền phức cho mình.
H: Nilon bọc ngoài cần trong hay đục?
Đ: Trong, trừ hàng là đồ người lớn.
H: Một sản phẩm dán được mấy barcode (FNSKU) lên đó?
Đ: Duy nhất một.
H: Tôi thấy Amazon yêu cầu phải đóng thành 6 mặt?
Đ: Quy định là thế nhưng như quả chuối bọc nilon thì hiểu 6 mặt cũng được mà không 6 mặt cũng được chứ sao đâu (tôi chưa gặp vấn đề gì).
H: FNSKU tôi muốn in to tổ chảng lên cho dễ nhìn có được không vì hàng của tôi nó to, sợ Amazon không nhìn thấy?
Đ: Không, to quá máy quét nó không quét được, mấy thằng Kho đang mệt sẵn, nó quẳng mẹ ra ngoài thì ốm.
OK. Túm lại là để tiết kiệm được phí ship thì sống chết ta phải đi Sea theo bất kỳ nghĩa nào đó (trừ kênh vác hàng hộ kiểu mua cân qua đường Air tôi tìm mãi nhưng cũng chưa được, có ai có kinh nghiệm chia sẻ lên cái nhỉ).
Vấn đề là lách cách nào? Theo tôi, chỉ có cách là đi nhiều unit/item lên và chấp nhận mua gói “inventory placement” kia để xác suất hàng về một kho là lớn nhất (giờ lại gặp cạn là bố hạn chế 200 unit/item). Khi một shipment đi Sea được rồi, các shipment còn lại hủy đi và dồn lại đi Sea cùng seller khác thôi (tôi đang làm như thế). Đây chính là trường hợp trên đã đề cập. Điều này là hoàn toàn khả thi với điều kiện ta phải có một trạm trung chuyển (hub) bên Mỹ, bên đó sẽ là đầu nhận hàng và gọi UPS đến take hàng đi, nghĩa là từ VN sang Mỹ chỉ ta biết với ta thôi, sang đến đó, hàng nhà nào ra hàng nhà đó và lúc tạo shipment, ta chọn địa chỉ ship hàng đi là hub đó. Hiện người Việt cũng có vài đơn vị làm món này như Hậu, An, Onbrand và hình như cả Netsale…(tôi đang dùng của bạn Hậu – Texas). Với cách này tôi nghĩ tiết kiệm được rất nhiều đấy vì vận chuyển nội địa Mỹ rẻ lắm (em tôi đi pallet 1000lbs có 100usd à).
Nhược điểm của hình thức này là các nhà phải khá trùng lịch đi hàng với nhau và đầu bên kia phải là Công ty hoặc cá nhân chịu cung cấp số SSN (đây lại là một điều cực kỳ khó để các bạn chia sẻ số SSN) đứng ra nhận hàng. Cái khó nữa là các bạn đang làm dạng bán chuyên thôi nên nói thẳng là ta tin nhau là chính chứ đâu có hợp đồng hợp tỏi gì, xảy ra tranh chấp nọ kia thì giải quyết tn (tôi đã từng bị thất lạc một shipment khi dùng dv như này nhưng may là cả hai bên đều cầu thị nên giải quyết ổn thỏa). Vậy, nếu để trưng chắc, ta cứ kiếm đơn vị nào ở VN có tóc mà chơi nhỉ.
Nhắn gửi mấy bạn sale logistics: Các bạn cần nắm tâm lý seller (nhất là seller mới) khi họ có nhu cầu vận chuyển: Đừng hỏi họ là anh/chị đi bao nhiêu hàng? tới Kho nào? Dự kiến ngày giờ xuất phát? abc… Cái họ cần ở đây là khung giá và tiến độ để áng chừng tiền mà lấy hàng chứ vốn có mấy đồng, đập hết vào tiền hàng rồi không còn tiền ship đi thì hàng để đâu có ăn được? Họ chưa tạo shipment thì sao biết đến kho nào? Họ ngứa ở lưng sao cứ gãi ở nách nhỉ? Tốt nhất trong trường hợp này là hãy báo giá điển hình và tư vấn nhiệt tình cho họ để họ liệu tài chính – kiểu gì báo giá chả có câu “báo giá chỉ có giá trị tham khảo”, đã chốt đâu mà phải ngại nhỉ?
Note: Ta đang “ăn cơm khoai lang, nói chuyện quốc tế” ngồi ở VN nhìn sang Mỹ nên thuật ngữ sea và air ở đây là ta nói với nhau trong nháy nháy thôi chứ khi tạo shipment không có chỗ nào chọn như thế cả mà là dạng “các hộp nhỏ” và “LTL ” nôm na một cái là chuyển bằng các hộp carton rời, cái kia là dạng pallet. Thế nên khi tạo shipment chắc chắn có sự lúng túng nhất định, lúc đó hãy tham khảo ý kiến các forwarder, họ sẵn sàng giúp đỡ chúng ta nhiệt tình.
Dù biết là có rất nhiều thách thức nhưng các seller Việt hãy cố lên, câu chuyện làm giàu được từ Amazon là hoàn toàn có thật chứ không phải đa cấp, đi sea được chắc chắn sống. Như trường hợp của tôi, tôi tin sắt đá rằng mình sẽ sống bởi phí vận chuyển giảm đi đến gần 10 lần, mình đủ dư địa để chạy quảng cáo và các thứ khác – thử hỏi kinh doanh mà lãi gộp đến hàng mấy trăm phần trăm còn không làm được nữa thì làm cái gì? cái này rõ là màu hồng mẹ nó rồi còn gì? đâu cần phải tô gì thêm nữa 👍. Minh chia sẻ bài viết này cho các anh em cần lưu ý bên mình vẫn cho thuê vps nuôi acc amazon ai ủng hộ bên mình thì inbox nhé :D.
Nguồn Facebook bác Người Ngựa xin cám ơn bác chia sẻ bài viết tâm huyết này dành cho anh em đang làm Amazon