Nội dung chính
- Q : DROPSHIP LÀ GÌ ?
- Q : AMAZON CÓ CHO PHÉP DROPSHIP KHÔNG ?
- 1- Bạn phải đảm bảo về khả năng giao nhận hàng hóa đúng và đủ theo như thông tin đơn hàng mà Amazon cung cấp
- 2 – Bạn phải đảm bảo về thời gian giao nhận hàng hóa đúng tới giao kèo của bạn với Amazon !
- 3 – Đảm bảo giao đúng địa chỉ Amazon cung cấp !
- 4 – Đảm bảo nhãn dán vận chuyển hợp lệ !
- 5 – Đảm bảo khả năng đổi trả sản phẩm
- 6 – Đảm bảo hiệu suất chăm sóc khách hàng
- Q : TÔI CÓ THỂ BÁN DROPSHIP TỪ KHO HÀNG SẴN CÓ TẠI AMAZON KHÔNG ?
- Q : AMAZON MUỐN DROPSHIP HÀNG CỦA TÔI LÀ SAO ?
- Q : TÔI CÓ THỂ LÀM SONG SONG FBA VÀ DROPSHIP KHÔNG ?
Amazon không cho phép người bán bán Dropship?
Dropship đang bị siết?
Ngày tàn của Dropship đang tới???
Dạo gần đây mình hay nhận được các câu hỏi kiểu này, và cũng do một số ae làm và bảo bị quét lỗi Dropship nên chết acc. Vậy nên mình làm 1 post Q&A này để làm rõ một số vấn đề liên quan tới phương thức Dropship nha !
Q : DROPSHIP LÀ GÌ ?
A : Dropship là một phương thức người bán hàng sử dụng bên thứ 3 để hoàn thiện đơn hàng, thông thường chính là nhà cung cấp sản phẩm. Người bán phụ trách tìm kiếm nhu cầu khách hàng để bán được sản phẩm, khi có đơn hàng thì gửi thông tin đơn hàng tới cho nhà cung cấp đóng gói và ship tới cho khách. Người bán sẽ ở giữa ăn chênh lệch giữa giá nhập và giá bán mà không cần phải lo về sản xuất, đóng gói, vận chuyển
Q : AMAZON CÓ CHO PHÉP DROPSHIP KHÔNG ?
A : Có, tuy nhiên họ cũng có một số quy định yêu cầu người bán cần tuân thủ (Dropship policy):
1- Bạn phải đảm bảo về khả năng giao nhận hàng hóa đúng và đủ theo như thông tin đơn hàng mà Amazon cung cấp
Vì Dropship thông thường bạn chỉ có ôm mỗi cái máy tính và nhìn ảnh mô tả sản phẩm supplier đưa lên Web chứ ko được kiểm tra tận mắt, tận tay nên việc nhiều Sup “treo đầu dê bán thịt chó” là chuyện bình thường. Để đảm bảo rằng không xảy ra lỗi (hoặc hạn chế tối đa) thì bạn cần check kỹ thông tin Sup và lựa chọn người bán uy tín, được đánh giá bởi nhiều người (dù rằng cái này buff ảo được nhưng tạm tin tưởng đi )
2 – Bạn phải đảm bảo về thời gian giao nhận hàng hóa đúng tới giao kèo của bạn với Amazon !
Khi bạn đăng ký tài khoản người bán với Amazon, nếu không sử dụng chương trình hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) thì địa chỉ giao hàng mặc định của bạn sẽ là địa chỉ bạn đăng ký (theo giấy tờ của bạn).
Với mỗi một địa chỉ thì Amazon cho phép một số mốc thời gian tối đa mà bạn cần đáp ứng. Một ví dụ về thời gian giao hàng tối đa cho khách hàng tại Mỹ, nếu bạn ship từ : US : 5-8d / EU: 10-20d / TQ&VN : 14-28d.
Nếu bạn có thể giao nhanh hơn thì đó là điều tốt! AI của Amazon sẽ tính toán thời gian giao hàng trung bình cho số đơn hàng gần nhất để tính toán thời gian giao nhận cho từng Asin (mặc dù trước đó là mặc định theo Defaut Shipping Address)
Nếu bạn không thể giao được kịp thời trong thời gian quy định, bạn sẽ bị đánh giá điểm giao hàng không kịp thời. Để xử lý vấn đề này thì bạn có thể tăng thời gian xử lý đơn hàng của mình lên (handling times) trong phần Offer của từng listing.
Thời gian giao hàng sẽ ảnh hưởng LỚN tới khả năng bán hàng, tỉ lệ chuyển đổi của đơn hàng. Bởi chả có ai thích chờ đợi cả, nhất là khi ở ngoài kia có hàng trăm người khác có thể giao nhanh hơn. Trừ phi hàng của bạn quá độc lạ, làm thủ công theo yêu cầu thì khách hàng mới sẵn sàng chờ đợi. Còn không thì hãy cố gắng giao nhanh nhất có thể!
3 – Đảm bảo giao đúng địa chỉ Amazon cung cấp !
Có rất nhiều người bán gian lận khi làm Dropship khi không hề giao hàng tới cho khách hàng (Non-ship) hoặc cố tình điền tracking giả để rút ngắn thời gian giao hàng, bởi vậy nên Amazon đã kéo dài thời gian đảm bảo giao nhận (Giữ lại 1 phần các khoản tiền dự kiến được trả về) nhằm đảm bảo rằng khách hàng của họ nhận được sản phẩm.
Nếu sau 7 ngày (thông thường) đơn hàng được giao thành công thì số tiền bạn bán được mới chính thức được tính vào kỳ tiền về tiếp theo. Trong nhiều trường hợp số thời gian này sẽ dài hơn tùy thuộc vào hiệu suất bán hàng của bạn.
4 – Đảm bảo nhãn dán vận chuyển hợp lệ !
Sẽ ra sao nếu khách hàng đặt hàng trên Amazon nhưng lại nhận được kiện hàng từ Walmart, HomeDepot,… hoặc một sàn nào khác tương tự?
Chắc chắn họ sẽ chẳng hề vui vẻ và Amazon cũng thế!
Bởi vậy, bạn cần luôn đảm bảo rằng trên mỗi thông tin đơn hàng bạn giao không được phép xuất hiện thông tin của một nền tảng khác hoặc một người bán khác không phải bạn!
Sẽ khá phiền phức nếu bạn quản lý hàng trăm thậm chí hàng chục ngàn đơn hàng từ hàng ngàn Sup khác nhau. Nhưng luôn ghi nhớ một thói quen check, nhắn tin cho Sup về việc giao hàng không bao gồm nhận diện thương hiệu của riêng họ. Nếu có thân hơn thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu họ làm riêng cho bạn bao bì đóng gói của riêng mình! Mất thêm một chút chi phí thôi nhưng hiệu quả lại không ngờ đấy nhé!
5 – Đảm bảo khả năng đổi trả sản phẩm
Đây là vấn đề hóc búa với Dropship, bởi vì chi phí vận chuyển, đổi trả sản phẩm đôi khi còn đắt hơn cả giá trị đơn hàng của bạn.
Thông thường những người bán Dropship trên Amazon thường tặng kèm Voucher giảm giá, khuyến mại trực tiếp trên đơn hàng hoặc giao một sản phẩm mới tới khách hàng mà không cần hoàn trả nếu giá trị đơn hàng không quá lớn. Còn nếu sản phẩm của bạn thật sự có giá trị, vậy thì việc cần làm lúc này đó là thuê một kho hàng tại Mỹ (hoặc quốc gia khác mà bạn đang kinh doanh Dropship) làm nhiệm vụ nhận hàng hoàn trả, check, đóng gói và giao tới một khách hàng khác.
6 – Đảm bảo hiệu suất chăm sóc khách hàng
Xây dựng quy trình xử lý đơn hàng và chăm sóc khách hàng chuẩn sẽ giúp bạn tránh gặp phải các vấn đề phát sinh và xử lý chúng một cách mềm mại. Đặc biệt cần tránh xung đột, leo thang căng thẳng với khách hàng bởi vì khi tranh chấp không được xử lý kịp thời và ổn thỏa thì họ sẽ có thể mở A to Z để mời Amazon làm trọng tài. Dù bạn có thắng hay thua thì với mỗi một lần A to Z, điểm Account Health của bạn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới mất BUY BOX và móm đơn dài ngày cho tới khi nó được khôi phục lại.
Những việc bạn cần làm đó là :
-
Xây dựng quy trình lựa chọn sản phẩm – Sup chất lượng
-
Xây dựng quy trình xử lý đơn hàng – check giao nhận để đảm bảo việc giao hàng
-
Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng Trước – Trong và Sau bán để đảm bảo sự hài lòng của khách.
-
Sẵn sàng cho việc đổi trả sản phẩm và giữ tỉ lệ này dưới 5% để đảm bảo tỉ xuất lợi nhuận.
Q : TÔI CÓ THỂ BÁN DROPSHIP TỪ KHO HÀNG SẴN CÓ TẠI AMAZON KHÔNG ?
A : Tất nhiên là được!
Có rất nhiều kênh bán khác ngoài Amazon mà người bán có thể mở rộng tìm kiếm khách hàng, xây dựng thương hiệu, Amazon họ cũng hiểu điều này. Nên ngoài việc xử dụng kho hàng FBA để bán cho các khách hàng của Amazon ra thì họ cũng cung cấp dịch vụ giao hàng tới các nền tảng khác, chương trình này được gọi là Mutil-Channel Fulfillment (MCF).
Vậy là bạn không cần phải thuê một kho ngoài cho các nhu cầu mở rộng bán hàng của mình nữa, tất cả sản phẩm của bạn sẽ được cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng bởi Amazon (tối đa 3 ngày) tới tất cả các khách hàng của mình.
Q : AMAZON MUỐN DROPSHIP HÀNG CỦA TÔI LÀ SAO ?
A : Đúng vậy, bạn không nghe nhầm đâu! Amazon cũng nhận thấy tiềm năng từ Dropship và họ sẽ tìm kiếm nhu cầu từ các thị trường khác (ngoài nơi bạn lưu kho) để bán các sản phẩm của bạn. Nên nếu bạn đang sử dụng dịch vụ FBA, hàng của bạn đang có sẵn thì thi thoảng bạn sẽ nhận được một vài đơn hàng mà thông tin khách hàng lại chính là Amazon!
Cài đặt này là mặc định và bạn có thể điều chỉnh nó (có cho phép Amazon Dropship hàng của bạn hay không) bằng cách :
Vào Setting > Fullfilment by Amazon > Allow Amazon to buy my products to sell globally > Edit
Tất nhiên là việc bán được nhiều hàng hơn ai chả thích, tuy nhiên nếu bạn không muốn thì hoàn toàn có thể tắt tính năng này đi nhé!
Q : TÔI CÓ THỂ LÀM SONG SONG FBA VÀ DROPSHIP KHÔNG ?
A : Hoàn toàn được nhé! Bởi vì FBA tuy có nhiều ưu điểm về giao nhận và chăm sóc khách hàng nhưng lại không phù hợp với các sản phẩm có kích thước lớn, các sản phẩm có nhu cầu thấp, sản phẩm thủ công, thiết kế riêng bởi chi phí FBA, phí lưu kho cực kỳ cao.
Vậy nên bạn có thể sử dụng song song cả 2 hình thức là FBM và FBA cho gian hàng của bạn, miễn là bạn đảm bảo được các quy định về việc tự phân phối hàng hóa mình đã liệt kê phía trên.
Fact : có tới 72% người bán trên Amazon sử dụng song song cả 2 hình thức bán hàng này để cung cấp sản phẩm tới khách hàng!
Một số lý do nữa mà bạn có thể suy nghĩ khi lựa chọn FBM cho sản phẩm hiện đang FBA của bạn đó là :
-
Bán cho các khách hàng ở quốc gia khác : nếu như FBA chỉ cung cấp các sản phẩm tới khách hàng nơi họ đặt hệ thống kho, vậy những khách hàng nằm ngoài phạm vi đó sản phẩm của bạn sẽ không được hiển thị. Nếu như bạn có thể giao hàng tới các quốc gia khác ngoài nơi đặt kho FBA sẵn có thì bạn có thể vào Shipping Setting > Edit Template > International Shipping và thêm các quốc gia bạn có thể ship tới.
-
Tránh Out of Stock, mất BSR : Nếu bạn đang gặp vấn đề với lưu kho FBA như việc Limit kho hàng mùa cao điểm hoặc sản phẩm của bạn gặp vấn đề khiến cho không kịp Stock hàng kịp thời thì ngoài việc bạn Close listing, nâng giá bán để giảm lượng bán,… thì bạn hoàn toàn có thể mở thêm một Offer mới dạng FBM cho sản phẩm của mình nhằm chữa cháy khi khách hàng đang có nhu cầu cao. Lúc này khi có đơn thì bạn sẽ giao hàng cho khách thủ công trong lúc chờ hàng FBA của bạn kịp Stock. Việc này tránh cho sản phẩm của bạn bị Out of Stock hoặc mất Ranking (lên đâu đơn giản, mất rank thì có khi hàng sang tới nơi lại chả còn bán được nữa).
-
Test sản phẩm trước khi FBA : Hiện tại đây cũng là cách mình đang làm để tối ưu hóa dòng tiền. Tránh việc test sản phẩm tốn quá nhiều chi phí. Bạn sẽ hoàn toàn tự tin đi FBA với các sản phẩm đã được kiểm chứng (đã ra đơn đều đặn, đo được lượng bán để tính toán số lượng tồn kho, chi phí bán hàng dự kiến). FBA không còn là trò chơi may rủi nữa, nhất là với người mới, bởi nếu bạn hiểu về Amazon, hiểu về ngách hàng sau quá trình trải nghiệm thực tế với Dropship rồi thì việc bạn mở rộng lên sẽ giải quyết được rất nhiều các rủi ro tồn đọng.
Trên đây là một số giải đáp + gợi ý để giúp bạn yên tâm trong quá trình làm Dropship nói riêng cũng như làm Amazon nói chung!
Nguồn bác Tuấn KayO chia sẻ