Đánh giá tiềm năng POD ở Việt Nam và cơ hội nào cho người mới?

Print-On-Demand (POD) là hình thức kinh doanh in ấn sản phẩm theo yêu cầu. Phổ biến nhất là áo thun, cốc, canvas, gối ôm, giày… Bạn là người bán không cần phải nhập hàng, lưu kho hay vận chuyển.
Nền tảng POD là trung gian sẽ đảm nhiệm quy trình in ấn và xử lý mọi khâu khi bạn có khách hàng mua sản phẩm. Công việc của bạn tập trung vào 3 khâu chính: Ý tưởng, thiết kế & marketing.

Vì vậy POD rất phù hợp cho các bạn làm MMO bởi vì bạn có thể làm bất cứ ở đâu, cũng không có sự ràng buộc gì về hợp đồng hay doanh số.

Để mình cho bạn 1 vài số liệu về sự phát triển của mô hình POD nhé. Từ các con số này bạn sẽ hình dung được thị trường đang to đến mức nào

tiềm năng của POD ở Việt Nam

Tiềm năng POD ở Việt Nam

Quy mô thị trường đạt $6.9 tỷ đô la Mỹ vào 2027 (Chỉ tính riêng áo thun) Ghi nhận tổng thị phần 100 tỷ đô la trong năm nay, trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất của thị trường Digital Printing toàn cầu.
Nhiều cá nhân ở Việt Nam xuất phát chỉ là dân MMO bình thường nhưng nhiều bạn có thu nhập ổn định $1000 đến $5000 mỗi tháng nhờ mô hình POD.

Nếu so với FBA thì POD có thế mạnh về xoay vòng vốn nhanh hơn nhiều, cộng theo điểm mạnh không yêu cầu nặng về nguồn hàng vì đã có đơn vị fulfillment hỗ trợ xử lý sản phẩm và vận chuyển.
Nói riêng ở thị trường Việt Nam thì POD đang có nhiều nền tảng hỗ trợ hoạt động, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho người bán và là điểm xuất phát lý tưởng cho người mới (newbie).

Các nền tảng về POD cung cấp hệ thống sản phẩm độc lạ, giúp người bán mang về doanh thu trung bình $50,000/tháng cho mỗi online store

Mỗi nền tảng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Bạn có thể lựa chọn các nền tảng với thế mạnh về catalogs, cung cấp nhiều sản phẩm độc lạ, phù hợp để phát triển đúng định hướng sản phẩm.
Từ đó bạn chỉ cần tập trung phát triển các mẫu thiết kế in ấn lên sản phẩm và quảng bá thu hút khách hàng thôi.
Về cơ bản thì các nền tảng hỗ trợ khá tốt để người mới dễ dàng bắt đầu bán, có đội ngũ support riêng do POD là ngành đặc thù, thường cần người có kinh nghiệm đi trước dẫn dắt.

Vào giai đoạn chập chững làm quen với POD, mình gặp rất nhiều khó khăn do môi trường bán và nền tảng chưa có nhiều sự hỗ trợ tới người dùng.

Lúc đó, mình phải thao tác thủ công trong rất nhiều khâu, đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp, rồi theo sát trải nghiệm người mua để vận hành cửa hàng tốt hơn. Một số trường hợp sai lệch thông tin giữa các bên có thể gây tốn kém cả về nguồn lực và thời gian.

Tuy nhiên hiện tại, các nền tảng đã bắt đầu quan tâm hơn nhiều tới người bán như chúng ta, hỗ trợ những ứng dụng tự động cho quy trình fulfillment mượt mà.

Đặc biệt, những nền tảng do người Việt phát triển như ShopBase, PrintBase rất chịu khó lắng nghe ý kiến người dùng, phản hồi cực kì nhanh chóng và rất chủ động giúp mình giải quyết các vấn đề mà cửa hàng đang gặp phải.

Hi vọng bài viết này có thể cho các bạn một cái nhìn tổng quan về thị trường POD.

Binh Nguyen

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb