Chính sách về REVIEW của AMAZON

Chỉ khi hiểu rõ những quy định này, bạn mới có thể biết được đâu là ranh giới đỏ của Amazon

Mặc dù một số người bán có thể nói rằng ranh giới đỏ của Amazon là bạn không thể làm giả doanh số bán hàng, vì vậy việc nghiên cứu những điều này là vô ích.

Trên thực tế, kiểu suy nghĩ này không toàn diện, bởi vì ngay cả khi bạn muốn tăng đơn hàng ảo, bạn phải biết loại đơn hàng nào tương đối an toàn và loại hình thức mua hàng nào tương đối khó bị hệ thống tìm ra.

Chính sách về REVIEW của AMAZON

Trong các tài liệu chính thức của Amazon, chúng ta có thể thấy những cách mà nền tảng xác định vi phạm các quy tắc Đánh giá

1. A family member or employee of the seller posts a review of the seller’s product or a competitor’s product

“Người bán không được phép sử dụng tài khoản của bản thân hoặc các thành viên trong gia đình để đánh giá sản phẩm của chính họ hoặc sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.”

Ở đây, Amazon chủ yếu nhấn mạnh hai điểm:

(1) NGƯỜI BÁN KHÔNG THỂ TỰ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA MÌNH

Quy tắc này nói chung không bị vi phạm. Giờ đây, người bán không ngu ngốc đến vậy. Ai sẽ sử dụng tài khoản của họ để xếp hạng sản phẩm của họ ?

(2) NGƯỜI BÁN CŨNG KHÔNG THỂ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA MÌNH

Mục đích chính ở đây là ngăn chặn sự giả mạo giữa các đối thủ cạnh tranh.

Quy tắc này không hữu dụng lắm, vì dù muốn giả mạo đối thủ thì cũng không ai dùng tài khoản của mình để làm điều đó, rất có thể họ sẽ dùng acc phụ của mình hoặc trực tiếp giao cho nhà cung cấp dịch vụ thực hiện.

2. A seller offers a third party a financial reward, discount, free products, or other compensation in exchange for a review on their product or their competitor’s product

“Người bán bị cấm cung cấp hoa hồng, chiết khấu, sản phẩm miễn phí, v.v., để đổi lấy đánh giá về sản phẩm của chính họ, hoặc đánh giá về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.”

Ở đây chúng ta cần biết một điều rằng Amazon giám sát những hành vi này của seller thông qua các thuật toán. Cốt lõi của thuật toán giám sát là level của người mua, môi trường mua sắm và thói quen mua sắm của từng đơn hàng. Nói cách khác, điểm mấu chốt trong việc giám sát hành vi tăng doanh số ảo của Amazon chính là buyer.

Nếu tài khoản người mua của bạn đạt cấp cao, nếu hành vi mua hàng của bạn phù hợp với quy trình đặt hàng tìm kiếm tự nhiên, thì ngay cả khi bạn đang tăng doanh số ảo hàng ngày, tài khoản của bạn có thể không gặp quá nhiều rắc rối.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ mới tạo một đơn hàng ảo bằng một acc buyer, trùng hợp là tài khoản người mua mà bạn sử dụng đã bị Amazon nhắm đến, rất có thể đơn hàng này sẽ mang đến thảm họa cho bạn.

3. A seller offers to provide a refund or reimbursement after the buyer writes a review

“Người bán không được hoàn tiền hoặc hình thức bồi hoàn để khiến người mua cho đánh giá.”

Một số người bán sẽ ám thị người mua một cách tế nhị rằng nếu họ để lại đánh giá năm sao, họ có thể hoàn lại tiền cho người mua.

Bằng cách này, người bán không được trực tiếp sử dụng Message của nền tảng, đây là điểm giám sát quan trọng của Amazon.

Nếu bạn đề cập đến một số từ nhạy cảm trong thư trên trang web, chẳng hạn như “refund”、“reimbursement”、“free”, v.v., sẽ có nguy cơ bị hệ thống rờ gáy.

4. A seller asks a reviewer to change or remove their review, or offers a refund or other compensation to a reviewer in exchange for doing so

“Người bán không được bồi thường hoặc các phương pháp khác để hướng dẫn người mua sửa đổi hoặc xóa các bài đánh giá.”

Điều này chủ yếu dành cho các bài đánh giá xấu, và không ai chịu mạo hiểm để xóa các bài đánh giá tốt.

Đối với nhà cung cấp dịch vụ, nếu đánh giá xấu được xóa thì họ có thể kiếm được khoản lợi nhuận này, thậm chí nếu không xóa được thì cũng không lỗ. Nhưng đối với người bán, nguy cơ xóa các đánh giá tiêu cực có thể khiến cửa hàng bị Amazon đóng cửa.

Vì vậy, chúng ta luôn đồng ý rằng cách cơ bản để ngăn chặn các đánh giá tiêu cực không phải là làm thế nào để xóa các đánh giá tiêu cực, mà là làm thế nào để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng.

Nếu không, ngay cả khi bạn may mắn xóa được đánh giá xấu này, bạn phải làm gì với đánh giá xấu tiếp theo?

5. A seller commits any sort of catalog abuse violations (e.g., creates inaccurate variation relationship between products) with the aim of manipulating reviews and boosting a product’s star rating via review aggregation

Quy tắc này tương đối dài và đơn giản có nghĩa là “người bán không thể sử dụng các biến thể để thao túng các bài đánh giá.”

Trước đây, nền tảng này đã áp dụng cách hợp nhất các listing ma* để thu được số lượng lớn đánh giá. Nhiều sản phẩm mới sử dụng phương pháp này để có được hơn 1000 lượt đánh giá trong một khoảng thời gian ngắn.

*Listing ma: Có nhiều listing của những seller đã thôi bán nhưng chưa xóa khỏi Amazon mà bán hoặc nhượng lại cho các seller khác.

Tuy nhiên, với sự kiểm soát gắt gao của Amazon đối với việc lạm dụng các biến thể hợp nhất hiện nay thì phương pháp này về cơ bản chắc chắn thất bại.

6. A seller inserts a request for a positive Amazon review or an incentive in exchange for a review into product packaging or a shipping box

“Người bán không được yêu cầu đánh giá tốt trong bao bì sản phẩm”.

Điều này chủ yếu dành cho hành động đặt thẻ vào bao bì sản phẩm. Người bán nên chú ý điều này, Amazon không cấm người bán đặt thẻ dịch vụ khách hàng vào sản phẩm của họ, điều mà Amazon cấm chỉ là nội dung trên thẻ.

Trên thẻ, các từ khóa như “give 5 star” và “good review” đều bị cấm.

Bạn phải chú ý điều này, từ ngữ trên thẻ không được quá rõ ràng. Một khi khách hàng kén chọn report, sản phẩm hoặc cửa hàng của bạn có thể sẽ suspend.

Hy vọng những nội dung trên có thể mang lại cho bạn một chút thu hoạch.

Goodluck

Theo Captain BI

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb