So sánh 2 chiến lược phát triển CASHFLOW vs BRANDBUILDING

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về lĩnh vực này, mình có thể rút ra kết luận là có 2 chiến lược phát triển khác nhau được các FBA Seller trên thế giới sử dụng.Hôm nay mình xin phép chia sẽ vài ý kiến cá nhân về chiến lược FBA Seller.

So sánh các chiến lược phát triển CASHFLOW vs BRANDBUILDING

1) Định nghĩa

Chiến lược Cashflow

Các sản phẩm trong profolio của bạn có thể hoàn toàn chẳng có liên quan gì với nhau cả. Chủ yếu các sản phẩm bạn lựa chọn là do nghiên cứu thị trường ngách và đối thủ và tiềm năng doanh thu cũng như lợi nhuận. Nói 1 cách dân gian là các sản phẩm bạn nhắm đến là kiếm tiền nhanh và lợi nhuận nhiều 😊

Chiến lược Brand Building

Bạn muốn xây dựng thương hiệu và bạn xác định rõ ràng 1 nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Các sản phẩm bạn lựa chọn vào trong portfolio chủ yếu xoay quanh khách hàng mục tiêu và cái ngách cụ thể mà bạn muốn xây dựng dựng thương hiệu.

2) Xét về tốc độ tang trưởng của 2 chiến lược trên

CASHFLOW vs BRANDBUILDING

Chiến lược Cashflow: Tăng trưởng tuyến tính

Với mỗi sản phẩm mới tung ra bán, đồng nghĩa với lợi nhuận và doanh thu cũng gia tăng theo 1 cách tương ứng. Càng nhiều sãn phẩm thì càng nhiều doanh thu và lợi nhuận. Thường các bạn bè mình quen đạt 7 số doanh thu trong vòng 3 năm rất nhiều

Chiến lược Brand building: Tăng trưởng theo cấp số nhân

Doanh thu và lợi nhuận lúc đầu sẽ tăng trưởng chậm hơn và cần thời gian lâu dài chiến lược Cashflow. Lựa chon phẩm doanh thu cao cũng khó hơn chiến lượt Cashflow. Cá nhân mình thấy chiến lượt Brandbuilding trong thời gian 2-3 năm đầu rất khó qua mặt chiến lượt Cashflow. Đa số các bạn bè mình quen cần ít nhất 3 năm. Thường thì khoảng 3 đến 5 năm mới đạt 7 con số

3) Lợi thế của Chiến lược Cashflow

BẠn gần như không bị giới hạn trong việc nghiên cứu và ngách sản phẩm. Bạn có thể lựa ra những sản phẩm tiềm năng từ nhiều ngách sản phẩm khác nhau.BẠn có thể đạt được thành quả doanh thu cao trong thời gian đầu nhanh hơn nhiều so với Brandbuilding.

NẾu bạn chọn nhiều nghách khác nhau thì đồng nghĩa rủi ro của bạn cũng được chia sẽ ra nhiều ngách. Ví dụ vừa rồi bên Đức mình vừa ra 1 số luật mới cho các sản phẩm y tế. NẾu bạn đang có kinh doanh chỉ 1 ngách sản phẩm y tế thì có thể bạn đang rất là Xì Trét.

4) Bất lợi của Chiến lược Cashflow

Bạn bị gới hạn và lệ thuộc chủ yếu vào amazon cụ thể là dung lượng tìm kiếm từ amazon. Khó mở rộng qua các kênh khác . Rất khó cho khách hàng quyết định mua hàng ở 1 online shop nhỏ bên ngoài không tên tuổi mà bán tùm lum sản phẩm từ những cái category khác nhau. Và bạn cũng khó có thể xây dựng thương hiệu với 1 shop nhỏ bên ngoài mà bán sản phẩm tùm lum tà la với logo, brand không đồng nhất.

– Khó đạt giá cao với EXIT (hiện tại ở Đức giá mua business Cashflow tối đa là EBIT của năm x2)

– Bạn rất nhanh chóng và dể dàng bị cạnh tranh từ các đối thủ

Ngoài ra bạn khó cạnh canh tranh lại 1 đối thủ đả có thương hiệu mạnh, biết làm listing, nghiên cứu từ khóa, hình ảnh đẹp và biết chạy quang cáo. Đa số các đối thủ này có tiềm lực tài chính, họ hiện tại có thể đang yếu kém khâu listing, PPC, hình ảnh (điều này có thể là lợi thế hiện tại đối với bạn) nhưng những cái này có thể dể dàng mua dịch vụ từ các chuyên gia, đối với công ty lớn thì dể như trở bàn tay thôi.

5) Lợi thế của Chiến lượt Brandbuilding

Hiệu ứng cộng hưởng. Bạn có thể tưởng tượng như lăn quả cầu tuyết nhỏ từ trên núi. Lúc đầu chậm chạp và tốn nhiều sức để nó chuyển động, khi nó đủ lớn nó sẽ tự lăn càng lúc càng nhanh với vận tốc càng lớn. Bản thân nó sẽ tự cuốn hết các tuyết, đất đá trên đường làm cho nó càng lúc càng to và càng nặng. Càng to càng nặng thì nó lại lăn càng nhanh. Và càng nhanh thì nó lại càng to và cứ như thế tiếp tục.

Dễ dàng mở rộng ra các thị trường khác ngoài Amazon. ở rộng qua các online shop, Các nhà cung cấp sẽ tự liên lac vớ bạn để xin bạn bán qua các kênh phân phối của họ.

Nguồn hàng cũng là lợi thế khi bạn sản xuất các sản phẩm trong cùng ngách thì dể dàng kiếm được 1 nhà sản xuất. Và bạn sản xuất nhiều mặt hàng và số lượng lớn thì bạn chính là khách hàng lớn đối với nhà sản xuất và bạn cũng dể dàng ăn nói, mặc cả hay xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. NGoài ra bạn có thể tiết kiệm them chi phí chuyên chở nếu nhập nhiều loại hàng từ 1 nhà sản xuất.

Exit giá bán doanh nghiệp cũng cao hơn nhiều nếu bạn có thương hiệu. (hiện tại bên Đức nếu có thương hiệu thi bạn có thể bán được khoảng EBIT của năm x 5 lần)

6) Bất lợi của Chiến lượt Brandbuilding

  • Không phải sản phẩm nào cũng thích hợp để đưa vô Porfolio của thương hiệu mình
  • Phát triển chậm chạp lúc ban đầu
  • Có 1 số rủi ro của ngành bạn có thể gặp phải

Bạn cần có thêm nhiều kỉ năng khác để xây dựng thương hiệu. Ví dụ ngoài kỹ năng của FBA thì nếu bạn mở thêm cái online shop thì cần nhiều kĩ năng khác, hay Social Media lại cần những kĩ năng khác…

Ý kiến cá nhân về ý nghỉ này của nhiều bạn mình gặp

“Mình bắt đầu kiếm tiền với Cashflow rồi sau khi có tiền rồi thì mình đầu tư cho chiến lược Brand building”

Ý kiến trên thoạt đầu nghe có vẻ rất hợp lý. Cá nhân mình nghỉ là không nên. MÌnh nên suy nghỉ cho kỷ và chọn 1 chiến lượt ngay từ đầu. Nhảy qua lại giủa 2 bên là hoàn toàn không hợp lý

Tại vì chiến lượt Brand Building cần có thời gian tang trưởng, do đó mình nên bắt đầu càng sớm càng tốt cho nó. Nếu bạn bắt đầu với chiến lượt BRandbuilding thì cứ kiên nhẩn, chứ đừng thấy mọi người show doanh thu, rồi làm mình tụt hứng vì của mình sao chậm quá. Nếu nhay qua chiến lượt khác thì công sức sẽ đổ đi hết và bắt đầu lại từ đầu.

Đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình nhé. Hy vọng không bị ăn gạch đá.

Làm sao để ra quyết định lựa chọn chiến lượt nào cho mình ?

Vậy thì mình phải xét đến động lực cá nhân là gì

Động lực 1: “mình muốn tự do tài chính, làm việc mọi nơi, nghỉ việc và không cần nhìn mặt khó ưa của thằng cha giám đốc vân vân mây mây…”

=>Lựa chiến lược Cashflow

Động lực 2: “MÌnh muốn xây dung 1 doanh nghiệp 1 cách chuyên nghiệp, phát triển lâu dài, mang thương hiệu phát triển ra thế giới vân vân mây mây..”

=>Chiến lược Brand Buidling

😊
Have a nice day và chúc mọi người thành công với con đường mình chọn.
Theo bác Dang Le chia sẻ

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb