Sức mạnh của User Permissions trên Amazon

Amazon có chức năng phân quyền hạn dành cho user phụ, theo mình đây là một chức năng cực kì tiện lợi và mạnh mẽ, giúp cho seller tiết kiệm được thời gian nhiều lần khi phải quản lý nhiều cửa hàng cùng một lúc.

User permission: Nghĩa là chức năng phân quyền tài khoản, một tài khoản seller chính có thể cho nhiều thành viên khác cùng tham gia quản lý và vận hành tài khoản và ngược lại, một tài khoản phụ có thể quản lý nhiều tài khoản seller khác nhau, bất kể tài khoản phụ đó đang nằm ở đâu, khác quốc gia và địa chỉ IP.

Tiện lợi: Theo nguyên tắc, để đảm bảo an toàn và ổn định cho tài khoản Amazon seller, sau khi đã tạo thành công tài khoản và kinh doanh ổn định, tốt nhất nên giữ yên vị trí cho account, không nên đăng nhập vào các thiết bị hoặc địa chỉ IP khác trừ trường hợp bất khả kháng. Do đó, để giải quyết cho vấn đề này chúng ta có 2 giải pháp:

– Một là, đăng nhập tài khoản Amazon Seller lên VPS, để đi đâu cũng có thể remote desktop vào được, giải pháp này có rủi ro khi VPS mình thuê đã được dùng để tạo Amazon trước đó, dễ dẫn đến lỗi liên đới tài khoản (Related Account) vào một ngày đẹp trời, khi số balance trong tài khoản đang cao, ngoài ra tốc độ truy cập VPS khá chậm, làm giảm hiệu suất làm việc.

– Hai là, phân quyền cho account phụ, dùng account phụ quản lý tài khoản y như tài khoản chính, account phụ có thể đăng nhập lên nhiều IP, máy tính, điện thoại khác nhau mà không sợ xảy ra bất cứ vấn đề gì, nếu có, thì chỉ có account phụ gặp vấn đề, account chính không liên quan, và không bị lỗi liên đới tài khoản, vì Amazon hiểu được để vận hành được một tài khoản triệu đô thì không thể không có nhân viên cùng tham gia vận hành.

Một tài khoản chính, tùy theo mục đích và quy mô mà có thể phân quyền cho nhiều tài khoản phụ khác nhau
Một tài khoản chính, tùy theo mục đích và quy mô mà có thể phân quyền cho nhiều tài khoản phụ khác nhau
Để set up user permission cho một account phụ, thì việc đầu tiên cần làm là đăng ký một tài khoản Amazon Buyer (lưu ý là buyer nhé), tài khoản này được tạo trên một máy tính riêng biệt, hoặc VPS, máy ảo gì cũng được, miễn là không liên đới với tài khoản seller chính chủ. Sau đó bật bảo mật 2 lớp cho tài khoản Buyer này, để bật được bảo mật 2 lớp thì Amazon yêu cầu phải có số điện thoại để nhận OTP, mình có lời khuyên là sau khi kích hoạt OTP từ sim điện thoại rồi thì chuyển nó sang sử dụng Authenticator Code (dùng Authy tốt hơn G-Authenticator), để kích hoạt được bước dùng code 2FA này thì lại phải dùng OTP từ sim xác nhận 2 lần mới chuyển hẳn sang được, bước này nếu ai không rành sẽ bị bối rối.

Sau khi đã set up xong được account buyer rồi thì chúng ta sẽ làm theo các bước sau

Bước 1: Vào account Amazon seller/settings/user permissions, add email của account buyer vào để gửi Invitation.

Bước 2: Quay lại Gmail của account phụ để click vào link Invitation từ Amazon, chọn thị trường được mời

quay lại thư mời
Tài khoản phụ sẽ nhận được thư mời kèm link kích hoạt, chỉ việc bấm vào link rồi chọn thị trường cần quản lý là được

 

Bước 3: Sau khi user phụ đã click vào link invite rồi thì mình refesh lại giao diện, bắt đầu thiết lập phân quyền (Manage Permission)

quay lại thư mời
Bấm vào nút Manage Permissions để thiết lập quyền, bấm Delete để xóa user phụ

Bước 4: Amazon phân quyền rất chi tiết và rõ ràng, tùy theo mục đích mà mình muốn user phụ này quản lý ở mục nào, thì chúng ta chọn mục đó, thậm chí là cài đặt full quyền cho account phụ vẫn được.

Các quyền quan trọng nên hạn chế thiết lập cho tài khoản phụ
Các quyền quan trọng nên hạn chế thiết lập cho tài khoản phụ

Lưu ý: Nếu phân account phụ cho người khác sử dụng, không nên phân quyền thay đổi tài khoản ngân hàng và thông tin account, ngoài ra cũng không nên phân quyền User Permission cho tài khoản phụ, vì tài khoản phụ có thể mời các user mới vào quản lý tài khoản Amazon và có quyền thiết lập full quyền cho các tài khoản đó, mặc dù tài khoản phụ chỉ có duy nhất một quyền User permission.

Câu hỏi mà mọi người hay quan tâm đó là dùng một account phụ quản lý nhiều tài khoản Amazon khác nhau thì có bị lỗi liên đới (Related account) hay không? Theo kinh nghiệm của mình và bạn mình (mỗi người quản lý từ hàng chục đến gần trăm tài khoản), thì gần như không thấy có dấu hiệu nào cho thấy nó liên quan với nhau, mặc dù trong đó có những tài khoản đã bị deactivated, bị lỗi Section 3 các kiểu, nhưng các Account seller khác vẫn không gặp vấn đề gì, chưa kể nếu các bạn thuê dịch vụ từ bên thứ 3, họ liên kết hàng trăm tài khoản với nhau để gỡ lỗi, kháng cáo nhưng cũng không gặp vấn đề gì, lỗi liên đới trên Amazon là một lỗi gì đó rất mơ hồ, thậm chí có những account chưa từng thêm bất cứ tài khoản phụ nào vẫn có lỗi related account, nên theo mình việc phân quyền user permission không phải là một lý do để Amazon khóa tài khoản. Tất nhiên đây chỉ là nhận định và lời khuyên của mình để các bạn có thể rút ngắn thời gian làm việc, vận hành Amazon hiệu quả hơn, tuy nhiên lựa chọn vẫn là ở các bạn, mình vẫn có thể làm theo hướng an toàn là tài khoản cứ nằm trên VPS, Máy ảo, Proxy, chậm mà chắc.
Lê Nhật Thanh

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb