Nội dung chính
I. LỜI NÓI ĐẦU
– Xin chào các anh em seller và các anh chị hiện đang điều hành doanh nghiệp và có sản phẩm của DN mình muốn bán sang thị trường Amazon. Bài viết này mình viết chung cho tất cả các anh chị đang có sản phẩm muốn bán trên Amazon nhưng chưa biết cách bán và những người đã bán rồi nhưng không thành công. Bài viết này cũng dành cho tất cả các anh em seller đang làm hoặc dự định làm FBA vì các anh em chọn con đường FBA làm thương hiệu và sản phẩm riêng để bá.n trên Amazon là đang chọn con đường vận hành 1 business cho riêng mình. Nó chỉ khác là phần sản xuất anh em outcouring ra cho đơn vị bên ngoài họ sản xuất (cái này có những cái hay riêng của nó, mình sẽ có bài viết sau về topic này).
II. VÌ SAO PHẢI MANG HÀNG SANG BÁN TRÊN AMAZON MÀ KHÔNG BÁN TẠI CÁC SÀN TRONG NƯỚC
Hiện tại, các sàn trong nước đang hoạt động rất mạnh và có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mang hàng lên đó bán và bán được rất thành công, trở thành một trong những kênh bá.n hàng quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn luôn trăn trở và mong muốn 1 ngày nào đó sản phẩm của mình sẽ được xuất hiện trên Amazon, một sàn TMĐT B2C lớn nhất thế giới.
Có rất nhiều lý do cho việc này nhưng tụ chung lại thì có mấy lý do sau :
1. Muốn được mở rộng thị trường, quảng bá thương hiện của sản phẩm Việt Nam sang thị trường quốc tế
2. Muốn nâng tầm thương hiệu sản phẩm
3. Và mục tiêu quan trọng nhất vẫn là muốn kiếm lợi nhuận vì sản phẩm bán ở Amazon có profit margin rất cao so với các sàn trong nước vì người dân ở các nước phát triển họ có nhiều tiền và có mức chi tiêu cao
III. VÌ SAO PHẢI CHỌN LỰA SẢN PHẨM KHI BÁN TRÊN AMAZON
– Lựa chọn đúng sản phẩm để bán trên Amazon chiếm đến 70% tỷ lệ thành công cho sản phẩm. Vì vậy, việc chọn đúng sản phẩm để bán rất quan trọng và nó quyết định cho thành công hay thất bại khi đưa sản phẩm lên Amazon.
– Ai cũng biết Amazon là một sàn lớn nhất, có rất nhiều doanh nghiệp bán được triệu đô hàng tháng trên sàn này. Tuy nhiên, việc trồng cây gì, nuôi con gì, bán sản phẩm gì trên Amazon là một bài toán cần phải giải đáp nếu muốn thành công
CÓ RẤT NHIỀU TIÊU CHÍ ĐỂ CHỌN SẢN PHẨM MÀ KHI LÀM THỰC TẾ CHÚNG TA CẦN PHẢI TUÂN THỦ VÀ CÓ CÁC TOOL ĐỂ ĐÁNH GIÁ. Tuy nhiên, ở đây, tôi sẽ nói những khái niệm đơn giản để mọi người dể hình dung và có cái nhìn thoáng hơn, không bị gò bó khi chọn sản phẩm sẽ mang sang bán ở Amazon
– Nguyên tắc thứ 1 : bán cái khách hàng cần, chứ không phải bán cái mình có. Đây là điều đầu tiên cần ghi nhớ.
– Nguyên tắc thứ 2 : biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Phải xem tương quan lực lượng, năng lực về marketing, bán hàng, chạy quảng cáo . . . của mình như thế nào so với các seller, doanh nghiệp đang bán các sản phẩm cạnh tranh với mình. Nếu quân địch thực lực chỉ sàng sàng hoặc yếu hơn ta, hoặc mạnh hơn ta 1 chút thì có thể tham gia, còn quân địch đông và hung hãng như bầy sói thì chúng ta nhảy vào khác nào chú cừu non mời mấy bác xơi.
– Nguyên tắc 3 : Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng tốt, có tính cạnh tranh về giá, tính năng, lợi ích, nổi bậc so với các đối thủ . . . . vì cho dù chúng ta có làm marketing tốt ntn, khách hàng sau khi mua hàng về mà sản phẩm lởm, chất lượng kém thì họ quay lại cho review 1 sao thì coi như xong cái listing và chu kỳ sống của sản phẩm kết thúc.
Thời gian vừa qua, mình biết được có rất nhiều DN Việt Nam tham gia bán hàng trên Amz nhưng tỷ lệ thành công rất thấp. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp thuê cả các đơn vị vận hành vài tiêu tốn vài trăm triệu – cả tỷ nhưng kết quả thu lại vẫn là con số 0 tròn trĩnh và hợp đồng vận hành cũng kết thúc sau 1 năm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại này có thể do đơn vị vận hành kém năng lực hoặc do sản phẩm của doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu ngay từ ban đầu DN được ngồi lại tư vấn là các sp hiện tại của cty có đủ sức cạnh tranh không? Có nên mang những sản phẩm hiện có sang bán ở Amz không hay là cần phải tạo ra những sản phẩm phù hợp với đặc thù của Amz, của khách hàng Âu, Mỹ . . . thì rủi ro của doanh nghiệp đã được hạn chế. Thậm chí tôi nói thẳng, có những chủ DN sau khi được tư vấn kỹ sẽ không dám mang hàng sang bán trên AMZ vì cảm thấy sp & năng lực của DN mình không đủ sức cạnh tranh. Nếu các đơn vị vận hành làm việc có tâm một tí thì có lẽ cũng sẽ khôn có những kết cục k vui như vậy.
Chốt lại là : không phải sản phẩm nào, doanh nghiệp nào cũng có thể sang bán trên Amz mà cần phải có một sự nghiên cứu về thị trường rất kỹ, rất sâu để tìm ra sản phẩm chiến lược và đây là một quá trình vất vả nhất khi bán hàng trên Amazon. THAO TRƯỜNG ĐỔ MỒ HÔI, CHIẾN TRƯỜNG BỚT ĐỔ MÁU là vậy.
IV. CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH & ĐẠI DƯƠNG ĐỎ
– Đại Dương Xanh nói nôm na là chúng ta tìm một vùng biển còn hoang sơ, không có cá mập, chỉ có những con cá con như chúng ta tung tăng kiếm ăn, và chúng ta là cá con chúng ta có thể dể dàng sinh tồn ở vùng biển này. Nói chuyên môn thì đó là tìm những ngách bán hàng (các sản phẩm) mà ở đó không có hoặc có rất ít đối thủ cạnh tranh, và các đối thủ này cũng có sức mạnh tương đương với mình.
– Đại Dương Đỏ : đó là một vùng biển tanh tươi mùi máu, nơi mà lũ cá mập vẫy vùng và giết chóc những con cá nhỏ hơn và giết lẫn nhau. Đây là vùng biển chỉ dành cho cá mập, cá con như mình vào thì sẽ bị thịt ngay. Vì vậy, nếu muốn tồn tại thì nên tránh xa. Nói chuyên môn là đây là những ngách (sản phẩm) mà có những brand lớn, lâu đời, rất nhiều review, cty họ có thực lực tài chính rất mạnh, chúng ta là newbie không thể nào ngày một ngày hai có thể chơi tay đôi với họ mà cần phải có thời gian luyện võ công, sau khi đắc đạo xuống núi rồi hãy tham gia vào các trận so găng này.
V. VÌ SAO PHẢI ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH
– Như tôi đã phân tích ở bên trên, đối với các bạn, khi mới bước chân vào bán trên Amazon thì rõ ràng các bạn là những con cá con, những con cừu non, rất dể bị tổn thương và mức độ cạnh tranh để kiếm ăn là rất thấp. Vì vậy, để tồn tại thì buộc các bạn phải tìm ra được đại dương xanh, phải tìm ra được ngách hàng, tìm ra được sản phẩm mà ở đó mức độ cạnh tranh vừa với sức mình, chúng ta cần phải tồn tại trước khi nghĩ đến chiến thắng.
– Với các doanh nghiệp cũng vậy, nếu anh chị vẫn muốn bước chân sang sân chơi Amazon thì cần phải đánh giá thật kỹ thị trường, xem lại năng lực của doanh nghiệp, của sản phẩm rồi từ đó tìm ra ngách sản phẩm mà ở đó mình đủ sức cạnh tranh thì mới có thể thắng được chứ cứ nghĩ đơn giản là DN mình đang bán sản phẩm ở VN như thế nào thì mang sang Amazon listing bán y chang vậy thì khả năng thất bại rất cao.
– Amazon là một sân chơi cần phải chinh phục cho các DNVN. Nhưng chinh phục bằng cách nào thì đó mới là một câu chuyện.
Thank you
Eagle Trịnh