(Ponzi: người sau đến để trả lợi nhuận cho người trước).
Game play to earn ( Chơi để kiếm tiền ) nói riêng và Crypto nói chung có phải hình thức lừa đảo Ponzi không, người sau đến để trả lợi nhuận cho người trước, lợi nhuận đến từ đâu, Crypto có tạo ra sản phẩm hay giá trị gì giống như mấy công ty có mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán không.
Theo quan điểm của mình: Đúng là người sau trả tiền cho người đến, mình chơi game để sản xuất vật phẩm NFT, sau đó bán trên chợ, người mua NFT trên market hoặc người chơi Games NFT chủ yếu là người mới mua vật phẩm để tham gia game và các người cũ muốn nâng cấp, muốn đầu tư thêm
Ngoài ra anh em đang chơi Games NTF có thể tham khảo bài viết =>> Cách dùng VPS để chơi Games NFT an toàn và hiệu quả
=> Chốt lại: lợi nhuận đến từ người sau là chủ yếu
Nhược điểm của tiền crypto currency
1. Dễ bị cá mập thao túng Ở thị trường chứng khoán nếu có dấu hiệu làm giá thao túng thị trường thì cơ quan chức sẽ vào cuộc ngay.
2. Dễ biến động thất thường theo tin tức Elon musk tweet về con nào là con đó bay bung nóc, Trung Quốc ra lệnh cấm crypto là thị trường crypto lao đao giảm điểm 20 30% vốn hóa
3. Dễ bị scam, đầu tư vào các mã lừa đảo, game lừa đảo, lừa người mua mã, tham gia game xong bán sạch crypto, cash out ra và ngừng dự án.
Túm lại: Quan trọng khi ra quyết định đầu tư vẫn là niềm tin. Chỉ có kiến thức, hiểu biết và đào sâu nghiên cứu tìm hiểu mới đúc kết được niềm tin. Crypto Currency và Play to Earn Game là cuộc chơi của những người trẻ hiểu biết và nắm bắt cơ hội. Thời khắc này khi mà đại dịch làm thay đổi cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta tiêu dùng, cách hội họp và cách chúng ta làm việc. Việc crypto có trở thành đồng tiền chung cho tất cả mọi người cần rất nhiều thời gian tuy nhiên đang được rút ngắn xuống khi dạo gần đây càng ngày càng có nhiều tin tức về crypto currency xuất hiện trên báo đài, tivi, nhà nhà bàn tán crypto . Chắc có lẽ đây là thời khắc lịch sử của tiền tệ cũng đã từng giống như vỏ sò/răng cá mập/lông đuôi voi, đồng xu và tiền giấy và polymer.
Vậy bạn có chọn đứng ngoài dòng chảy lịch sử
Gần đây có nghe vị giáo sư nào đó nói: nếu cả thế hệ trẻ không lao động, không tạo ra giá trị mà chỉ biết ngồi chơi Gamefi cả ngày thì xã hội sẽ đi về đâu. Nghe cũng có lý nhưng cũng vô lý? Vô lý ở chỗ này: Giáo sư có đích thân xuống ruộng trồng lúa tạo ra hạt gạo không, giáo sư có đích thân vào hãng xe ô tô để lắp ráp tạo ra chiếc xe Toyota phục vụ xã hội không, vậy giáo sư tham gia ở cái chu trình nào trong guồng quay vận hành lao động sản xuất của hội. Tạo ra hay truyền đạt tri thức (nhà khoa học, giáo sư, giáo viên) cũng là một dạng lao động, phụ hồ thợ xây hay bác sĩ chữa bệnh cũng là một phần của guồng quay xã hội. Trader cổ phiếu, mua bán nhà kinh doanh bất động sản cũng là một dạng lao động mặc dù không trực tiếp tạo thêm giá trị cho sản phẩm nhưng nhiệm vụ của nó là giúp luân chuyển tiền tệ, đưa nguồn vốn tiếp cận doanh nghiệp huy động vốn, nó là một dạng tích lũy và đầu tư. Ngoài ra trader crypto còn góp phần phổ biến rộng rãi tiền kỹ thuật số đến với cộng đồng, tuy nhiên vì dính dáng tới chữ “game” nên nhận thức về nó không mấy tích cực, thực tế nên gọi là “game tài chính”, dùng tiền nhàn rỗi để tham gia thị trường góp phần bổ sung vốn để doanh nghiệp/đơn vị phát triển game, phát triển dự án về công nghệ, đưa crypto currency đến với mọi người, nhiệm vụ cũng không khác mấy so với các nghề đầu tư kinh doanh bất động sản (mua thấp bán cao).
Xã hội sẽ ra sao khi tất cả mọi người đều xuống ruộng trồng lúa, khi ai cũng là bác sỹ, kỹ sư, nhà khoa học. Hoặc càng hỗn loạn hơn khi nhà nhà làm trader, người người thi nhau mua bán bất động sản. Xã hội tự thân nó đã biết phân cấp lao động cho mọi người vì chúng ta không nên can thiệp bằng sự hiểu biết của mình.
Nguồn : Phương Nguyễn