Tổng hợp các loại tài khoản Amazon và cách phân biệt bạn nên biết

ACE đã nghe khá nhiều về tạo tài khoản để bán hàng cũng như kiếm tiền trên Amazon, vậy nhưng thật ra thì có bao nhiêu loại tài khoản ?.Amazon có khá nhiều các phương thức cho dân MMO vào đào vàng, từ đó cũng chia ra làm nhiều dạng tài khoản, mỗi loại đều có những đặc trưng riêng cho từng ngành nghề. 🙃

phân biệt các loại tài khoản amazon với nhau

Mấy ngày vừa qua, mình cũng đã giúp đỡ giải đáp cho khá nhiều các ACE NEW đang gặp khúc mắc trong việc tạo một tài khoản để kiếm tiền với Amazon. Tuy nhiên, nhiều ace vẫn chưa thật sự tường tận về loại tài khoản mà mình đăng ký. Bởi vậy, ở bài viết này mình xin được liệt kê một số loại tài khoản cơ bản nhất, cũng như phổ biến nhất mà mọi người hay gặp phải.

1. Tài khoản mua hàng (Buyer Account)

Đây là dạng tài khoản chuyên để đặt và thanh toán các đơn hàng trên Amazon. Bạn chỉ cần 1 email mới, cùng với địa chỉ và 1 thẻ thanh toán quốc tế Visa/master card, sau vài thao tác đơn giản là bạn sẽ có loại tài khoản này. Thông thường nó hay được sử dụng cho việc mua hàng cá nhân, hoặc dùng cho việc checkout các đơn hàng trên Amazon cho Dropship, là nguồn hàng cho việc kinh doanh trên Ebay, Shopify, Ecomercer,… Hoặc ngay cả Drop Amazon to Amazon.

2. Tài khoản bán hàng (Seller Account)

Tài khoản bán hàng với Amazon có 4 dạng cơ bản :

2.1 TÀI KHOẢN BÁN HÀNG DẠNG CÁ NHÂN (INVIDUAL SELLER ACCOUNT)

Khi bạn có 1 vài món đồ muốn bán trên Amazon dưới dạng thanh lý, hoặc làm ăn nhỏ lẻ (bán dưới 40 sản phẩm/tháng) thì có thể tạo tài khoản seller dưới dạng này. Bạn sẽ không phải trả phí hàng tháng cho Amazon để được quyền bán, tuy nhiên mỗi khi bạn bán được hàng, Amazon sẽ tính phí 0.99$ + %phí giới thiệu cho mỗi đơn hàng bạn bán được. % phí giới thiệu sẽ tùy vào danh mục sản phẩm, nó sẽ rơi vào từ 8-25%
Bạn hoàn toàn có thể làm FBA với tài khoản dạng này tuy nhiên, với tài khoản cá nhân, nó sẽ khá hạn chế để phát triển mạnh vì bị giới hạn các chức năng. Muốn bán được nhiều hàng hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ cần tạo 1 dạng tài khoản Chuyên nghiệp 😬

2.2 TÀI KHOẢN BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP (PROFESSIONAL SELLER ACCOUNT)

Đây là dạng tài khoản bán hàng thông dụng nhất hiện nay, nó phù hợp cho cả người bán cá nhân cũng như doanh nghiệp. Nó cung cấp cho bạn đủ các công cụ để bạn phát triển doanh số hiệu quả, có các báo cáo thống kê, tới các phương thức marketing giúp cho bạn có thể xây dựng một bussiness bền vững.
Vói tài khoản dạng này, bạn sẽ cần phải trả cho Amazon một mức phí định kỳ mỗi tháng, phí nhiều hay ít thì tùy thuộc vào thị trường mà bạn hướng tới. Bạn có thể tham khảo qua 1 vài mức phí hàng tháng dưới đây :
  • US – 39.99 USD
  • CA – 29.99 CAD
  • MX – 600 MXN
  • EU – 43.99 EUR
  • Japan – 4,900 JPY
  • ….

2.3 TÀI KHOẢN DOANH NGHIỆP (BUSSINESS ACCOUNT)

Mình mới được 1 bạn share thêm thông tin về tài khoản này. Nó được hiểu như bạn đang bán B to C, tức đang bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng thì bạn có thể tiếp cận đối tượng khách hàng doanh nghiệp tức B to B. Lượng sản phẩm bán ra của bạn cho mỗi đơn hàng sẽ lớn hơn với dạng này, giá sản phẩm sẽ phụ thuộc vào số lượng sp trong đơn hàng (Bán nhiều sẽ có giá tốt hơn cho khách hàng Doanh nghiệp – Khách buôn )

2.4 TÀI KHOẢN CHO NGHỆ NHÂN (HANDMADE SELLER ACCOUNT)

Amazon ưu ái cho việc các nghệ nhân có thể đem các sản phẩm thủ công tới người tiêu dùng. Bởi vậy, các nghệ nhân sẽ không cần phải đóng phí hàng tháng để được bán hàng như tài khoản Pro. Tuy nhiên, để có thể tạo được tài khoản dạng Handmade này, bạn sẽ cần chứng minh cho Amazon bằng việc cung cấp các thông tin như :
  • Sản phẩm loại gì?
  • Bạn làm một mình hay với xưởng bao nhiêu người?
  • Sản phẩm của bạn có bao nhiêu % là thủ công?
  • Quy trình để tạo ra sản phẩm của bạn
  • Cung cấp các hình ảnh về kho xưởng sản xuất và quá trình tạo ra sản phẩm
Các thông tin của bạn sẽ được đội ngũ nhân viên của Amazon duyệt qua trước khi quyết định xem bạn có thực sự là 1 nghệ nhân làm đồ thủ công hay không.

2.5 TÀI KHOẢN CHO SẢN PHẨM TÙY BIẾN DỰA TRÊN THIẾT KẾ (MERCH BY AMAZON)

Hiện nay, các sản phẩm có thể tùy biến theo nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng đang rất được ưa chuộng. Chỉ với 1 thiết kế cho sẵn bởi người bán hay được yêu cầu đặt hàng từ phía khách hàng, Amazon có thể giúp bạn in thiết kế đó lên các sản phẩm theo form có sẵn như : Áo, Quần, Tất, Vỏ chăn ga gối, Cốc, Ốp điện thoại,…
Khi khách hàng đặt hàng thì Amazon sẽ sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của khách và gửi tới tay khách hàng theo thiết kế mà bạn đăng tải trên Amazon.
Bạn cũng có thể Dropship các sản phẩm tùy biến bằng cách thuê một nền tảng cung cấp khác, rồi sau đó tự ship tới khách hàng của mình để chỉ phải chịu một khoản phí dễ chịu hơn.

3. Tài khoản tiếp thị liên kết ( Affiliate Account)

Bạn tạo tài khoản tiếp thị, sau đó bạn giúp Amazon quảng bá các sản phẩm trên các kênh mà bạn xây dựng (MXH, Youtube, Website). Khi bán được hàng, Amazon sẽ trả cho bạn 1 khoản % từ doanh thu đó, % nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào danh mục sản phẩm mà bạn giới thiệu được. 😍

4. Tài khoản xuất bản sách, video (Kindle/Prime video Seller Account)

Nếu bạn giỏi về viết lách, copy writing, xây dựng các video hướng dẫn mọi người làm tốt một việc gì đó, hay chia sẻ những bài học hay bằng cách dịch thuật nó và biến nó thành eBook hay video và xuất bản nó lên Amazon. Độc giả và khán giả trên toàn thế giới sẽ có thể tiếp cận được tác phẩm của bạn, họ mua nó và bạn có tiền 😇

5. Tài khoản điện toán đám mây (AWS Account)

Tại đây bạn có thể bán nhiều các sản phẩm tốn nhiều chất xám hơn như : Ứng dụng di động, Kỹ năng cho Alexa, Trí tuệ nhân tạo AI, … Cũng như thuê một số tiện ích trên điện toán đám mây của Amazon như : Máy chủ ảo VPS, Lưu trữ dữ liệu giống Driver của Google, Fdriver của FPT,…

6. Tài khoản công việc nhỏ (Amazon Mechanical Turk)

Đây cũng là một loại tài khoản nữa, xin cảm ơn bạn Anhanh Nguyen đã đóng góp. Với tài khoản này, cũng giống như nền tảng Fiver đó là thuê mọi người làm các công việc theo dạng project nhỏ và trả công khi bạn hoàn thành công việc. Các công việc ví dụ như : viết review cho sản phẩm, viết mô tả cho sản phẩm, đưa ra các đánh giá để hoàn thiện sản phẩm,….

7. Tài khoản nhà cung cấp (Vendor Account)

Cảm ơn sự đóng góp của : Nguyễn Trung Dũng
Khác với tài khoản seller phía trên ( thường được gọi là bên thứ 3) thì tài khoản Vendor được hiểu là nhà cung cấp (nguồn hàng).
Bạn là một doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm nhưng kém về thương mại. Bạn có thể đăng ký tài khoản dạng Vendor, sau đó bạn gửi cho Amazon danh sách sản phẩm của bạn và giá bán buôn. Amazon sẽ gửi cho bạn một đơn đặt hàng các sản phẩm của bạn. Họ sẽ thay bạn bán sản phẩm đó trên thị trường của họ. Tuy nhiên, nếu bán ở dạng này thường các hợp đồng thương mại sẽ có khá nhiều các điều khoản khó khăn và giá thì rất rẻ, lợi nhuận sẽ không được cao.
Trên đây là một số dạng tài khoản của Amazon mà mình được biết và tìm hiểu qua về nó. Nếu ACE nào có biết thêm hoặc mình nói thiếu gì thì xin được bổ sung thêm bằng cách cmt bên dưới, mình sẽ bổ sung vào bài viết để cho ACE NEW, cũng như những ai chưa biết có thể tham khảo thêm. 🥰 Rất mong rằng qua bài viết này bạn có thể giúp mọi người hiểu biết thêm về các loại tài khoản Amazon đang cung cấp, lựa chọn cho mình 1 dạng phù hợp nhất với chuyên môn cũng như con đường sắp tới của mình! Hãy kết bạn với mình để cùng giao lưu học hỏi lẫn nhau nhé!
Ngoài ra anh em cần thuê vps nuôi tài khoản (account, acc ) amazon thì cứ ới ad nhé sẽ có giá cả cực ưu đãi cho anh em mua số lượng lớn nhé.

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb