Mindset về nhận định cũng như tư duy để bạn có thể xây dựng một business lâu dài trên Amazon

Mình lại trở lại với series chia sẻ Mindset về nhận định cũng như tư duy để bạn có thể xây dựng một business lâu dài trên Amazon nói riêng và xây dựng một thương hiệu toàn cầu nói chung.

Trong bài trước mình đã nói về chủ đề phân tích và khảo sát thị trường bạn đang muốn xây dựng Business để từ đó tạo ra thế mạnh cạnh tranh sản phẩm cũng như là có một danh sách sản phẩm gần như hoàn chỉnh.

Trong bài viết này mình sẽ nói về mindset xây dựng hệ thống đòn bẩy traffic ngoài Amazon gồm các hạng mục :
+ Tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống traffic đòn bẩy.
+ Khái niệm và phân loại các loại traffic
+ Các kênh và phương thức triển khai.

cách xây dựng doanh nghiệp lâu dài trên amazon

P/s : Ở bài viết này đòi hỏi các bạn cần có kỹ năng về Digital Marketing. Mình sẽ nói về mindset và checklist chứ không đi sâu vào chi tiết cách làm từng loại thế nào.

Ngoài ra hôm trước mình cũng đã chia sẻ một bài viết Cách tư duy đúng để lựa chọn sản phẩm bán hàng với Amazon anh em cần đọc thì ghé qua nhé

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống traffic đòn bẩy

Quay ngược dòng cách làm truyền thống của mọi người sẽ là : Phân tích sản phẩm – tìm nhà cung cấp – đặt hàng – gửi sản phẩm qua amazon – chạy Amazon PPC.

Cách làm này về lý thuyết thì không có gì phải bàn cãi , và nó cũng là cách làm đơn giản nhất, cơ bản nhất cho những người mới bắt đầu. Và vì là những bước quá cơ bản như vậy nó sẽ đi kèm với khá nhiều rủi ro:

+ Gần như toàn bộ những người bán hàng trên Amazon đều làm cách này dẫn đến độ cạnh tranh về tần số xuất hiện quảng cáo dày đặc, giá thầu bị đẩy lên cao.
+ Không chạy Ads thì không lên top, mà không lên top thì ko có sale tự nhiên.
+ Chạy auto thì ra đơn, nhưng đến khi chạy Manual thì lại không.

“Mấu chốt của việc bán hàng trên Amazon hay bất cứ đâu cũng đều là Sản Phẩm Và Traffic”.

Một phép tính nhẩm cho các bạn dễ hình dung. Ví dụ : Mục tiêu của bạn là bán 1 ngày 10 sản phẩm với tỷ lệ conversion là 4% => 1 ngày bạn cần 250 người vào xem sản phẩm của bạn. Nếu dùng Amazon PPC với mức giá trung bình là 0.75$ / click. Để lôi kéo 250 lượt xem bạn cần 187$ / ngày cho quảng cáo. Để bán 1 tháng 300 sản phẩm bạn cần tới $5610. (Phép tính trên là tương đối, tuỳ thuộc vào nhóm ngành của bạn và mình mặc định là bạn chưa có traffic và sale tự nhiên ).

Yếu tố khác : đó là cho dù bạn sử dụng organic traffic của Amazon hay Amazon PPC, bạn cũng sẽ không tracking được data khách hàng. Amazon không hề cho phép bạn can thiệp vào data khách hàng của họ. Bằng chứng là chúng ta ko có được email và số điện thoại của khách hàng ( 2 nguồn thông tin cần thiết nhất ).

Chưa kể thời gian gần đây Amazon bắt đầu recommend cho người dùng sử dụng những thương hiệu do chính Amazon làm chủ. Điều này gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai mơ hồ rằng việc Amazon sẽ công bằng với tất cả mọi người. Bạn đổ tiền vào quảng cáo, còn sân nhà Amazon mặc nhiên được vào list recommend. Chắc hẳn bạn hiểu ai sẽ là người thất thế.

Từ những dẫn chứng trên có thể thấy rằng việc xây dựng hệ thống traffic ngoài Amazon để hỗ trợ là việc làm vô cùng cần thiết, và là yếu tố chiến lược giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong việc launching sản phẩm cũng như kế hoạch lâu dài.

2. Phân loại nhóm traffic – điểm mạnh / điểm yếu

Nói về traffic chúng ta chia ra làm 2 nhóm :

Nhóm Free Traffic – Nôm na là traffic tự nhiên, không phải traffic từ chạy quảng cáo. Ví dụ Traffic từ việc lên top Google trong nhóm từ khoá liên quan.

+ Ưu điểm : Chi phí vận hàng thấp, có tính kế thừa lâu dài.
+ Nhược điểm : Tốn nhiều thời gian và công sức để xây dựng.

Nhóm paid traffic – Là nhóm traffic mà bạn phải bỏ tiền để chạy quảng cáo mới có được. Ví dụ như quảng cáo Facebook, chạy quảng cáo Amazon PPC, v.v…
+ Ưu điểm: Trả tiền là lên Top, giúp đẩy nhanh quá trình tiếp cận khách hàng.
+ Nhược điểm : Hết trả tiền là biến mất không kèn không trống.

Vậy nhóm nào là nhóm quan trọng hơn?

Theo mình cả 2 nhóm đều quan trọng.
Vấn đề là chúng ta cần vận dụng nhuần nhuyễn 2 nhóm theo từng giai đoạn.

Trong giai đoạn đầu giá trị thương hiệu của bạn gần như bằng 0, bạn sẽ tìm mọi cách để lôi kéo người dùng vào xem sản phẩm. Cách nhanh nhất là bơm lượng lớn tiền vào quảng cáo. Nhưng nếu chỉ áp dụng cách này bạn sẽ đối diện với việc chi phí giá thầu ngày càng tăng, số lượng người chọn việc xả tiền để có traffic ngày càng nhiều. Và nếu bạn không có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, bạn sẽ hụt hơi nhanh chóng.

Và nhu cầu cần thiết là xây dựng đồng bộ các kênh free traffic giúp bạn có được tệp khách hàng tự nhiên nằm ngoài chi phí quảng cáo. Nó là chiến lượt dài hơi mà bạn phải thực hiện nếu muốn đi xa trên thị trường Global

3 . Những kênh Paid Traffic và Free Traffic cụ thể 

Paid traffic :
– Amazon PPC
Google Adsword, Youtube Ads, Google Shopping ( trending 2018 )
– Facebook Ads
– Instargram Ads
– Pinterest Ads ( hiện tại chưa hỗ trợ cho người dùng Việt Nam )
– Influencer
– Quảng cáo trên các website affiliate cùng nhóm sản phẩm.
– V.v…..
Free traffic :
– Xây dựng các niche site cùng chủ đề để rank top Google từ khoá liên quan ( recommend )
– Free traffic từ instargram
– Free traffic từ pinterest.
– Free traffic từ youtube.
– V.v….

Nếu các bạn theo dõi bài trước của mình. Có thể thấy mình đã hướng dẫn các bạn tổng hợp và phân tích data kỹ như thế nào. Từ đó các bạn có đủ dữ liệu để đóng vai là một chuyên gia trong lĩnh vực đó. Lúc này bạn có thể tạo ra các Blog, các website kiếm tiền Affiliate , kênh Youtube theo hình thức thông tin hướng dẫn buying guide, thông tin chia sẻ kiến thức, thông tin review v.v…

Kể từ lúc này bạn đã có những cộng đồng của riêng bạn. Và về mặt con người, tất nhiên khi chọn mua sản phẩm trên một cái chợ hàng triệu sản phẩm, chẳng phải chúng ta không hoàn toàn tin vào quảng cáo, mà đặc biệt có niềm tin vào lời khuyên của chuyên gia hay sao?

Thực tế trong suốt quá trình vận hành, mình rất tích cực trong việc xây dựng hệ thống free traffic ngầm bên dưới. Và nếu như mục tiêu của bạn chỉ đơn thuần là 10-20 sales ngày thì chỉ cần bạn xây dựng tốt một kênh traffic bên ngoài là cột mốc này hoàn toàn có thể đạt đc. Nó rất phù hợp với các bạn mới, không nhiều tiền thì sẽ bỏ nhiều công sức ra làm khâu chuẩn bị.

rong chương trình Shark Tank Việt Nam. Một Shark mà mình rất thích là bà Thái Vân Linh đã từng nói : ” Hôm nay bạn làm những thứ không ai làm, để ngày mai bạn có những thứ không ai có “.

Chỉn chu về sản phẩm – xây dựng hệ thống đòn bẩy traffic dài hạn, không phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ nền tảng nào là yếu tố giúp bạn chiến thắng mọi đối thủ.

Chúng ta là những người mới, vừa thiếu tiền, vừa thiếu kinh nghiệm thì phải bỏ nhiều công sức ra làm. Việt Nam tí hon đánh thắng Mỹ dựa vào Chiến Tranh Du Kích. Thì bạn muốn thắng những cá mập lớn bạn cũng phải đánh du kích để giành lấy thị trường từng chút một.

Mở rộng mindset : nếu như bạn làm chủ được sản phẩm và dòng traffic, không lý do gì bạn phải phụ thuộc vào Amazon. Chúng ta có thể xây dựng website riêng, điều hướng khách hàng về chính website của chúng ta. Và Amazon bản chất chỉ là một kênh, một nền tảng để hỗ trợ chúng ta lấn sân ở thị trường Global, chứ nó ko còn là yếu tố quyết định cho sự thành công của dự án nữa.

Và qua bài viết này mình cũng rất hy vọng có được những sự chia sẻ chuyên sâu cho từng kênh traffic từ các bạn expert. Để cùng cung cấp những giải pháp toàn diện cho mọi người có cái nhìn bao quát hơn.

Trong bài tiếp theo mình sẽ nói về việc tận dụng các kênh traffic và xây dựng hệ thống phễu tracking data khách hàng để lauching thành công.

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tới.

Nguồn: Facebook Mân Nguyễn

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb