Wise là gì? Sử dụng Wise để thanh toán cho Supplier US

Phần lớn các supplier Wholesale tại US chỉ chấp nhận thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ACH qua hệ thống ngân hàng, để giải quyết được khâu này, mình cần một tài khoản có thể giúp mình chuyển tiền đi, và ứng dụng này chính là Wise, tên cũ ngày xưa là transferWise. Ngoài ra các giải pháp fintech khác cũng có thể giải quyết được điều này như Payoneer, LianLian, Mercury,… Nhưng ở đây Wise tiện lợi hơn về nhiều mặt và có ưu thế hơn về chi phí. Mình chỉ dùng các giải pháp fintech khác khi Wise không thể thanh toán được.

Wise là gì? Sử dụng Wise để thanh toán cho Supplier US

TẠO TÀI KHOẢN WISE

Wise là một công ty công nghệ tài chính ngoại hối (fintech) có trụ sở tại Vương quốc Anh, và nếu ai có tài khoản Amazon US thì sẽ thấy Wise là một trong những đối tác chiến lược của Amazon giúp seller nhận thanh toán. Tài khoản Wise có 2 dạng, Wise cá nhân và Wise business. Mình không dùng Wise cá nhân nên trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ nói tới Wise Business.

Để tạo được Wise business, trước hết mình phải có LLC và Passport/ID, thỉnh thoảng Wise sẽ yêu cầu xác minh thêm sao kê ngân hàng ở Việt Nam. Quy trình tạo Wise khá đơn giản, tóm gọn gồm 2 bước sau:

 

Bước 1: Vào link https://wise.com/ (link ref của mình) Sign up tài khoản như bình thường, nhớ chọn Wise business. Đến bước upload thông tin thì chuẩn bị File EIN, có số EIN được cấp bởi IRS để upload, và upload thêm Passport/ID ở bước kế tiếp.

 
Upload file EIN của IRS cấp cho mình vào đây.
 

Bước 2: Thanh toán cho Wise để mở tài khoản, phí mở tài khoản, nhận receiving account là 16-42 GBP tùy theo nơi bạn đăng ký business. Lúc mới tạo nó hay để các mệnh giá tiền khác nhau nhưng không sao cả, cứ thanh toán phí là được.

Xem thêm: Các khoản phí mở tài khoản của Wise

 
Giao diện thanh toán tiền mở tài khoản của Wise

Ở khâu này sẽ có trường hợp add bất cứ thông tin thẻ nào vào Wise cũng không nhận và báo lỗi:

Lỗi khi thanh toán cho Wise không thành công

Chỗ này sẽ không thể làm gì tiếp được, nguyên nhân là do Wise sẽ xác minh thủ công một số tài khoản, do đó bắt buộc phải vào Email liên hệ với customer support của Wise theo email xác minh mà họ đã gửi cho mình. Yêu cầu họ xác minh tài khoản, ở bước này bên Wise thường yêu cầu upload thêm bank sao kê chính chủ và trang web giới thiệu về công ty hoặc tài khoản bán hàng của mình và một số câu linh tinh cơ bản, nên cần chuẩn bị thêm một landing page để cung cấp.

 
Nội dung Wise support sẽ hỏi mình khi mở tài khoản

Sau khi cung cấp xong thông tin thì đợi 1-2 ngày, mình sẽ quay trở lại Wise để kiểm tra trạng thái, nếu mọi thứ ok rồi thì có thể tiến hành Add thẻ vào và thanh toán lần nữa để nhận Receiving Account, muốn nhận mệnh giá nào thì cứ thoải mái mà chọn.

 
Đợi wise xác minh tài khoản

Sau khi tài khoản được xác minh, đã nạp tiền mở tài khoản nhận tiền, thì mình có thể tiếp tục vào Cards để request thẻ ảo. Như vậy là đã xong trọn bộ phần đăng ký tài khoản.

SỬ DỤNG WISE ĐỂ THANH TOÁN CHO SUPPLIER US

Để thanh toán cho supplier US, mình cần các thông tin cơ bản: Email, Rounting number, Bank Number, Address. Tuy nhiên một số thông tin thanh toán của Supplier khá đơn giản, nên nhiều trường hợp mình phải yêu cầu supplier cung cấp thêm (thực ra thì điền bừa vẫn được, miễn đúng số tài khoản).

 
Thông tin thanh toán supplier

Sau khi có đầy đủ thông tin của Supplier, mình sẽ vào Wise chọn Send money/Single Payment:

Cách dùng Wise để chuyển tiền

Chỗ này có thể chọn Wise Balance

Chọn Wise balance account

Chọn Same currency và điền số tiền mình muốn chuyển, phí chuyển tiền là $0.39 mỗi giao dịch bất kể lớn nhỏ.

Chọn Same currency trong wise

Chọn New Contact/Someone else và điền thông tin của Supplier vào:

Chọn new contact trong Wise

Ở phần này, sau khi điền xong các thông tin thì nó sẽ yêu cầu điền thêm address của bên nhận, ngoài ra một số supplier có ký tự đặt biệt, ví dụ như “Công ty AB & C”, thì ký tự “&” mình phải sửa thành “and“: “Công ty AB and C” thì Wise mới nhận diện được. Và cũng ở một số trường hợp, đầu bank của bên nhận tiền, Wise không thanh toán được và sẽ báo lỗi, như vậy những trường hợp đó thì mình sẽ dùng hình thức thanh toán khác như Payoneer hoặc LianLian để thanh toán, mức phí cũng cao hơn.

Điền thông tin của supplier

Nếu mọi thứ ổn hết thì nó sẽ ra giao diện này, tick vào Accept term và bấm send.

Review lại nội dung chuyển tiền trong Wise

Nếu supplier cũng dùng Wise thì họ sẽ nhận được tiền ngay lập tức, còn không thì sẽ mất 1-2 ngày để Supplier nhận tiền, trong thời gian này mình hoàn toàn có thể Cancel transfer ngay lập tức nếu có sai sót trên hóa đơn.

theo dõi tiền đã thanh toán trong Wise

Vậy là Done, có thể thanh toán tiền được cho các supplier được rồi. Ngoài ra Wise cũng có chức năng tạo link request payment khá hay và đơn giản, mọi người có thể khám phá thêm. Chúc mọi người nghìn sale.

Nguồn: Lê Nhật Thanh CEO SANTIFA

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb