Nội dung chính
Quay lại thời điểm ngành POD mới bắt đầu nở rộ ở VN mình cách đây chừng 8 năm, nhiều người cho rằng POD là 1 “loại hình kiếm tiền” có vòng đời rất ngắn, có thể là vài tháng tới 1 năm là dừng lại. Tuy nhiên sau nhiều năm với đa dạng sự biến đổi, POD đang dần chứng tỏ mô hình kinh doanh này hoàn toàn có thể phát triển bền vững và mang lại cho nhà kinh doanh nhiều giá trị lớn hơn (ngoài việc kiếm tiền)
Với mình, trước khi làm 1 business mới, mình sẽ đặt câu hỏi: Điểm (có thể) là cuối cùng hoặc xa nhất của cái business này là gì và nó có xứng đáng để mình bỏ những năm tháng cuộc đời ra để gắn bó hay không. Hôm nay mình tản mạn với anh em tí xíu về cái tạm gọi là lộ trình của ngành POD nhé
Bài viết này hoàn toàn là ý kiến cá nhân của mình dựa trên thời gian gắn bó với ngành. Đó cũng là những thứ mình đã chứng kiến xảy ra ở nhiều business bắt đầu với POD nhưng khi exit thì lại trong 1 hình hài khác. Bài viết này cũng đã loại trừ những anh em có tư duy business hoàn chỉnh bài bản và định hướng business của mình cực kỳ rõ ràng từ những ngày đầu với 1 bản kế hoạch đầy đủ cho nhiều năm sau đó. Tản mạn này là về 1 cái roadmap phổ biến của POD thôi nha và không có mục đích tư vấn phát triển nha. Anh em đi theo lộ trình nào cũng được, cứ enjoy và tạo ra giá trị là ok rồi
Xem thêm => Đánh giá tiềm năng POD ở Việt Nam và cơ hội nào cho người mới?
Chặng 1 – Trái tim có nắng
Rất nhiều anh em kinh doanh lần đầu bắt gặp mô hình kinh doanh POD giống như gặp được chân ái cuộc đời mình vậy. 1 mô hình kinh doanh mà tiền thu trước, hàng giao sau, không cần lưu kho, chả cần quan tâm tới ai ship hàng cho mình, website thì dựng cũng siêu nhanh, tiền thì quay được như chong chóng. Nói chung là mọi thứ gần như hoàn hảo cho việc bắt đầu 1 công việc kinh doanh “chủ động về thời gian” và “tiền sẽ sinh ra khi bạn đang ngủ”
Và rồi cuộc hành trình bắt đầu với 1 trái tim đầy nắng …
Chặng 2 – Có thực mới vực được đạo
Nắng dần tắt sau 1-2 tháng kinh doanh POD mà không ra sales nào :)). Một số rời cuộc chơi từ sớm để hạn chế đau thương, một số vẫn tiếp tục chiến đấu. Lúc này thì yếu chỉ là: Bán cái gì cũng được, bán kênh nào cũng được, ra số để sống cái đã. Đâu đó văng vẳng câu khẩu quyết “No TM no sale”, ok TM cũng được, bán đi cho ra sale cái đã.
Chặng 3 – Phú quý sinh lễ nghĩa
Khi đã tích luỹ đủ về lượng sẽ dẫn tới sự biến đổi về chất. Tích luỹ tư bản rủng rỉnh rồi, anh em bắt đầu muốn tìm cảm giác mới. Lúc này nhiều team bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về mục đích, hướng đi, giá trị… của mình offer trên từng sản phẩm bán ra là gì, rồi xây dựng trải nghiệm mua sắm mới cho khách hàng ra sao, trải nghiệm unboxing sản phẩm như thế nào để khách hàng phải “wow” và quay lại mua lần tiếp… sản phẩm có gắn tag với brand name riêng hay không, có chuẩn hoá tối ưu loại quy trình chăm sóc khách hàng và loyalty hay không… vv và mây mây
Chặng 4 – Tối ưu là niềm vui, tôi sẽ tối ưu đến chết
Sau khi mọi thứ được chuẩn hoá lại theo định hướng mới lâu dài hơn, anh em sẽ tới giai đoạn tối ưu. Tối ưu từng chút 1 trên từng nghiệp vụ nhỏ, tối ưu trên từng cent của COGS, tối ưu từng giờ trên quy trình làm việc, tối ưu từng ngày về shipping… Cứ sau mỗi sự thay đổi làm kết quả tốt lên từng chút, niềm vui nó còn lớn hơn cả niềm vui có sale đầu tiên vậy. Các chỉ số về margin, cashflow, money rotation circle… sẽ dần dần đạt tới độ đẹp để bất cứ VC nào nhìn vào cũng phải động lòng hihi
Giai đoạn tối ưu này sẽ kéo dài tới điểm tới hạn của sự trung hoà giữa trải nghiệm khách hàng và doanh thu
Chặng 5 – Khi muốn người ta sẽ tìm cách, khi không muốn người ta sẽ tìm lý do
Nguồn: Nguyen Quang Dong – Ceo Burgerprints