Staking – Yield Farming – Liquidity Mining? Chọn chiến lược đầu tư phù hợp

Hello anh em, tiện nói về Staking và kiếm thu nhập thụ động từ Staking, mình sẽ chia sẻ với anh em 2 phương án còn lại, để anh em có những lựa chọn phù hợp cho chiến lược và phân bổ tài sản của mình. Đó chính là Yield Farming & Liquidity Mining
Staking - Yield Farming - Liquidity Mining?
So với Staking, Yield Farming là một lựa chọn rủi ro hơn, đi kèm với đó cũng là lợi nhuận cao hơn từ 100% – 1000%, “hấp dẫn” hơn nhiều lần Staking chỉ từ 3% – 20% theo APY
Staking – Yield Farming – Liquidity Mining là những giải pháp phổ biến trong lĩnh vực DeFi để thu được lợi nhuận hợp lý từ tài sản tiền mã hóa. Tuy nhiên các cách này có mức độ rủi ro và cơ chế hoạt động khác nhau, anh em hiểu rõ để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình nhé
Mình giới thiệu anh em một số định nghĩa cơ bản:
  • Yield – phần thưởng nhà đầu tư nhận được khi cung cấp thanh khoản
  • TraFi – tài chính truyền thống (như ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán…)
  • AMM – công cụ tạo lập thị trường tự động
  • Liquidity Provider (viết tắt: LP): Nhà cung cấp thanh khoản
  • Impermanent loss (IL): Tổn thất tạm thời
  • LP token = Hóa đơn xác nhận *hay hiểu như 1 tấm séc =)) Anh em có thể dùng séc này đi giao dịch tiếp

YIELD FARMING LÀ GÌ ?

Tạm dịch “Canh tác lợi nhuận” – các nông dân 4.0 giỏi sẽ canh tác tốt phần lợi nhuận của mình =))

Hiểu cách khác Yield Farming = Cung cấp thanh khoản
Cụ thể hơn, Yield Farming là thuật ngữ để việc đáp ứng thanh khoản (khóa tài sản) dựa trên Smart contract cho những giao thức DeFi (DeFi – Tài chính Phi tập trung) và nhận lãi suất từ đó.
Các tài sản bị khóa trong Pool thanh khoản có sẵn sẽ cho những người dùng khác vay trong cùng một giao thức.

YIELD FARMING HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO ?

Yield Farming có liên kết chặt chẽ với AMM!
Các “nhà tạo lập thị trường” tự động này góp phần không nhỏ trong Yield Farming để duy trì tính thanh khoản nhất quán vì các giao dịch không cần bất kỳ đối tác nào cho giao dịch
Nói thêm về AMM (Automated Market Maker) – Ví dụ: Uniswap, Bancor,…
Đây là phương thức giao dịch sử dụng thuật toán để tính toán giá token tại thời điểm giao dịch
Cơ chế AMM không có khái niệm người m.u.a bán, thay vào đó, các smart contract sẽ đóng vai trò là trung gian, người bán bỏ tài sản vào Bể chứa thanh khoản, sau đó người mua sẽ swap tài sản họ đang có với tài sản trong pool này thông qua smart contract.

DOANH THU

Doanh thu phát sinh của Liquidity Pool sẽ được lấy từ phí giao dịch của người dùng cuối khi thực hiện các hoạt động trong pool. Doanh thu này sẽ chia lại cho Liquidity Pool theo tỷ lệ % thanh khoản mà họ đã cung cấp trong Pool

CASE

Trong Yield Farming, cách tiếp cận cơ bản nhất là cho vay các đồng tiền kỹ thuật số như DAI hay Tether thông qua một dApp (decentralized app) như Compound hay Aave. Sau đó những người vay tiền số sẽ sử dụng những đồng tiền vay được để đầu tư. Lãi suất trên các dApp này thay đổi theo nhu cầu thị trường

Ví dụ anh em tham gia trên nền tảng Compound , ae sẽ nhận lại được các đồng $Comp mới, cũng như lãi suất và các khoản phí khác. Nếu các đồng $Comp này được phát hành kèm theo này tăng giá
⇒ thì lợi nhuận của nhà đầu tư cũng sẽ tăng vọt và ngược lại :))

Một số rủi ro của Yield Farming (Lãi suất cao những vẫn lỗ)

Các sàn giao dịch phi tập trung mới “xuất hiện” gần đây, do đó vẫn đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, không thể loại trừ khả năng nhiều nền tảng có thể có lỗ hổng bảo mật. Trong trường hợp xấu nhất, những kẻ tấn công có thể hack các pool và lập trình chúng theo ý mình.
Việc khai thác lợi suất không hề dễ dàng như nhiều người tưởng tượng. Nếu ae không thành thạo, có thể sẽ mất tiền thay vì kiếm được lợi nhuận nha
  • Rủi ro đầu tiên của việc khai thác lợi suất là hợp đồng thông minh. Do bản chất của DeFi, nhiều giao thức được phát triển bởi các nhóm nhỏ, có ngân sách hạn chế.
⇒ hợp đồng có nhiều nguy cơ bị lỗi.
  • Rủi ro trộm cắp. Số tiền kỹ thuật số bạn cho vay được phần mềm trên dApp nắm giữ và các tin tặc dường như luôn tìm cách khai thác các lỗ hổng trong mã bảo mật của dApp để ăn cắp số tiền đó
  • Một số đồng xu mà nhà đầu tư ký gửi để YF cũng chỉ có tuổi đời tối đa vài năm nên có thể mất giá trị và khiến toàn bộ hệ thống sụp đổ
⇒ anh em nghiên cứu kĩ về dự án mình sẽ đầu tư nha
  • Rủi ro do Tổn thất tạm thời: Staking sẽ không có có tổn thất tạm thời như Yield Faming
Đọc thêm về => Impermanent loss (Tổn thất tạm thời) – Bài Mr.Tuấn viết dất hay ạ
  • Rủi ro bị Rug Pull: Cái này là do chính các giao thức có chủ ý, cái này là sợ nhất luôn

Lợi nhuận từ Yield Farming

Yield Farming là mảnh ghép quan trọng của hệ sinh thái DeFi. Hỗ trợ nền tảng của các giao thức. Yield Farming cũng rất cần thiết để duy trì tính thanh khoản của tài sản tiền mã hóa trên các sàn giao dịch phi tập trung.
Đây là một hình thức đầu tư thụ động, tuy nhiên có phần rủi ro hơn
Staking. Và nhiều bác thắc mắc sao lãi suất cao mà vẫn lỗ :V .
Nguồn bác Phạm Mạnh Linh chia sẻ

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb