Nội dung chính
Nên làm gì với những listing mà seller không muốn bán nữa ?
Một số seller mới có thể hỏi:
“Tôi đã xóa listing của mình, đáng ra sẽ không còn trên nền tảng nữa chứ? Tại sao những người khác vẫn có thể tìm và bán ké listing này ?”
Khi bạn tải sản phẩm mới lên, thông tin sản phẩm được tải lên và tạo thành mã Asin thì listing này không còn thuộc về bạn nữa.
Nền tảng Amazon là chủ sở hữu của listing này.
Sau đó seller có thể lại thắc mắc:
“Nhưng sản phẩm là của tôi, và hàng hóa cũng do tôi gửi. Tại sao listing mà tôi build không thuộc về tôi ?”
Đúng vậy, hàng hóa là của bạn và listing do bạn xây dựng, nhưng Amazon chỉ cấp cho bạn quyền chỉnh sửa listing này. Buồn cười hơn nữa là quyền chỉnh sửa litsing của bạn cũng chỉ là tạm thời. Khi buybox của bạn bị người bán khác lấy đi trong một khoảng thời gian, quyền chỉnh sửa listing lại là kẻ khác.
Ngoài ra trong năm 2018 còn rất phổ biến thể loại hợp nhất “listing ma”. Những listing ma này mang đến một khối lượng review lớn, nhưng thực sự lại có liên kết “currently unavaillable” (hiện không có sẵn). Nhà cung cấp dịch vụ có được quyền chỉnh sửa listing ma thông qua bán ké.
Cuối cùng listing được thu thập, và thông qua sự hợp nhất như vậy, các sản phẩm mới ra mắt ngay lập tức có một số lượng lớn review.
Nhưng về cơ bản hiện nay không thể dùng phương pháp này, nếu tiếp tục hoạt động theo cách này, tỷ lệ t.ử v.o.n.g của cửa hàng ước tính lớn hơn 99,9%.
Trở lại chủ đề chính.
Vì quyền sở hữu listing thuộc về Amazon, khi bạn xóa listing mà bạn không muốn bán trong trung tâm người bán, bạn chỉ xóa các bản ghi trong hệ thống trung tâm người bán của mình.
Thực tế thì trong hệ thống của Amazon, listing của bạn vẫn tồn tại. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy các listing đã xóa vẫn bị hijack. Điều này là bình thường.
Listing đã xóa bị bán ké có ảnh hưởng gì đến seller ?
Thông thường, hầu hết các listing bạn xóa là những sản phẩm không thể tiếp tục bán được nữa. Có thể do quá nhiều đánh giá tiêu cực, hoặc có thể do các lý do khác như vi phạm. Và khi hijacker chọn listing này để bán ké, nếu có feedback tiêu cực thì vẫn được tính vào cửa hàng của bạn.
Đây cũng là một trong những bất cập khi bị hijack khiến nhiều người bán hàng đau đầu. Hơn nữa, những hijacker đều thích làm theo số đông.
Khi một listing đã bị hijack và người bán làm ngơ, các sản phẩm khác trong cửa hàng thường sẽ trở thành mục tiêu bán ké tiếp theo.
Vậy, seller nên làm gì với những listing mà mình không muốn bán nữa ?
Trước hết, không cần phải xóa listing không bán nữa.
Nếu bạn cảm thấy rằng một số lượng lớn các liên kết sản phẩm khiến bạn cảm thấy không thể quản lý được, bạn có thể sử dụng nút lựa chọn trong phần phụ trợ của người bán.
Chỉ cần chọn chỉ hiển thị các sản phẩm “đang bán”, và tất cả các liên kết khác sẽ bị ẩn. Thứ hai, nếu bạn muốn xóa, hãy sửa đổi listing trước.
Điều quan trọng nhất là thay thế hình ảnh trước và thay thế nó bằng hình ảnh chính “SOLD OUT”(bán hết). Miễn là quyền chỉnh sửa listing của bạn không bị cướp đi, thì sẽ có ít hijack quấy rối bạn hơn.
Sau khi hoàn thành việc thay hình ảnh chính, các phần khác cũng nên được xóa và thay thế để ngăn chặn sự xâm nhập của hijack ở mức cao nhất.
Sửa đổi tiêu đề có thể không thành công ngay trong một lần. Nhưng bạn có thể cố gắng xóa một phần nhỏ của Tiêu đề mỗi lần, đồng thời xóa và sửa đổi tiêu đề từng bước.
Cuối cùng, điều gì sẽ xảy ra nếu listing đã xóa của bạn bị hijack?
Bạn có thể tự mình hijack lại liên kết này và sau đó mở một case để xin khôi phục quyền chỉnh sửa.
Sau khi quyền chỉnh sửa trở lại, bạn có thể sửa đổi listing theo phương pháp trên và thường thì rất nhanh sau đó bạn có thể loại bỏ những kẻ bán ké này một cách nhanh chóng.
Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn một số ý tưởng hữu ích.
Theo Captian BI