AMAZON BASICS – CUỘC CHIẾN MỚI CHỈ BẮT ĐẦU

amazon cơ bản

Private label – Sát thủ thương hiệu

Private Label là thuật ngữ để chỉ những nhãn hàng được SẢN XUẤTPHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN BỞI NHÀ BÁN LẺ. Private label cực kì phổ biến và là điều hiển nhiên sẽ xảy ra khi 1 bên bán lẻ đủ lớn. Ví dụ Big C với brand Big C luôn (bán đủ thứ tương cà mắm muối sách vở đồ dùng gia dụng), Vinmart với brand Vinmart Home, Vinmart Good. Xa xôi hơn ta có Wallmart với gần 70 private labels ( lừng danh như Ol’Roy – Thương hiệu đồ ăn cho chó bán chạy nhất nước Mỹ, Great Value, …). Costco với brand Kirkland nổi tiếng đến tận Việt Nam này cũng nhiều người biết đến. Và, Amazon với Amazon Basics.

Sellers Trung Quốc những năm qua rất thành công với chiến lược “Made in China, sell in Amazon”. Nhưng, chiến lược này hoàn toàn không bền vững. Lí do: họ đã biến Amazon thành nhà phân phối độc quyền và thương hiệu của họ chẳng khác gì Private Label của Amazon. Tiếc thay, Amazon chỉ nhận duy nhất 1 đứa con đẻ là Amazon Basics, những thương hiệu FBA khác là con nuôi thôi; Vậy nên một ngày đẹp trời Amazon cho mấy brand FBA ra đảo để nâng con cưng lên thì cũng là điều dễ hiểu.

Xin đừng chửi Amazon, cũng đừng chửi Wall Mart, Costco hay BigC, Vinmart. Chiến lược Private Label đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong việc tối ưu hoá lợi nhuận, tăng tỷ lệ trung thành của khách với với các nhà bán lẻ và tăng khả năng kiểm soát của nhà bán lẻ với những nhãn hàng/đối tác phân phối khác. Nếu bạn là nhà bán lẻ, bạn cũng sẽ làm vậy thôi.

VẬY NHÃN HÀNG NÊN LÀM GÌ ?

Một tin vui, cũng có thể là tin buồn, chính là Amazon Basics mới chỉ là một đứa trẻ so với các private label khác. Hãy tưởng tượng Amazon sẽ tập trung nguồn lực thế thế nào để nuôi đứa trẻ này lớn lên nhanh nhất có thể. Và khi đứa trẻ Amazon Basics đủ lớn, cuộc chơi sẽ thay đổi thế nào?

Đừng bán rẻ

Thực tế là, phần lớn private label sẽ tập trung vào phân khúc giá rẻ – phân khúc khách hàng dễ “thay lòng đổi dạ nhất”. Vậy nên, nhãn hàng hãy cố gắng đa dạng hoá phân khúc giá bán của mình, phát triển thêm những sản phẩm có giá từ trung bình trở lên để tránh một cuộc cạnh tranh giá trực tiếp với các Private Label.

Đa dạng hoá kênh phân phối – Tránh bỏ trứng vào cùng 1 giỏ.
Các nhà bán lẻ sẽ luôn có xu hướng sản xuất và ưu ái Private Label. Vậy nên, luôn luôn đa dạng hoá kênh phân phối để tránh việc phụ thuộc quá nhiều bên bán lẻ nào đó.
Một số sellers Trung Quốc sau khi bị Amazon suspend đã tuyên bố phá sản – chắc không ai muốn giống mấy sellers này đúng không ?
Xây dựng Thương hiệu
Amazon không phải là một mảnh đất để xây dựng một thương hiệu thực sự. Amazon là mảnh đất một thương hiệu được định vị bằng review, bằng lượng bán, bằng traffic…. Nhưng cái Hồn của một thương hiệu phải là câu chuyện của thương hiệu đó, cá tính thương hiệu, vân vân và mây mây – những thứ mà không thể xây dựng trên Amazon được.
Ít nhất, hãy thành lập một website để kể về thương hiệu của mình – biến thương hiệu đó sống động như một con người. Đến một ngày nào đó, dù là Amazon Basics hay Kirkland hay bất cứ Private Label nào đó có sản phẩm tương tự, thứ giữ khách hàng ở lại có thể là tình yêu với thương hiệu của bạn.
Amazon là biển lớn. Hi vọng anh em sellers dành thời gian đủ lâu để đóng thuyền, đọc bản đồ, thuê thuỷ thủ giỏi trước khi ra khơi.
Nguồn bài viết  Wendy Ng
Từ khóa: ,

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb