5 lý do khiến Dropshippers thất bại trong 3 tháng đầu tiên

90% anh em bắt đầu với Dropshipping sẽ thất bại trong 1 tháng đầu tiên. Con số này nghe thật khủng khiếp với nhiều người, nhưng đó là sự thật. Sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới khiến Dropshipping ngày càng trở nên cạnh tranh và không phải ai cũng trụ được quá 3 tháng. Bởi vậy, nếu không nhận ra những sai lầm của mình từ sớm, anh em khó lòng đứng trong top 10% Dropshippers sống sót và thành công.
Trong bài viết hôm nay, em xin chia sẻ cho cả nhà 5 lý do khiến anh em làm Dropshipping sớm thất bại. Nếu nhìn thấy hình bóng của mình mờ mờ hiện lên trong bài viết này, thì anh em nên thận trọng và xem xét kỹ để tránh mắc phải những sai lầm này nhé !
Dropshipping bị thất bại

1. CHỌN CÁC SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP VỚI MÌNH

👉 Khi tìm kiếm các sản phẩm trên AliExpress hoặc Spyads, đa số chúng ta đều bị ấn tượng khi nhìn thấy các sản phẩm có performance tốt. Ví dụ: Số order cao, lượng bán ra tăng, … Tuy nhiên đây có thể là những sản phẩm rất cạnh tranh. Rất khó để một newbie có thể cạnh tranh với các team Dropshipping lớn với nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh đó, nếu anh em không thực sự hiểu insight của từng sản phẩm: ai sẽ dùng sản phẩm này, họ cần gì ở sản phẩm này, … thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ không thu hút được khách hàng click vào sản phẩm.

👉 Với anh em newbie, ShopBase luôn khuyên anh em không nên bán các sản phẩm có lượng order lên đến vài chục ngàn. Những sản phẩm có số sales từ 1,000 đến khoảng 10,000 là rất vừa vặn để chúng ta bắt đầu. Mặc dù các sản phẩm có số order ít hơn thì chưa chắc đó đã là sản phẩm được proven. Nhưng nếu anh em đầu tư tìm hiểu kỹ về insight khách hàng, về niche mà anh em muốn bán thì chúng ta có thể target đúng các interest, behavior trên Facebook, và từ đó tìm ra tệp audience riêng cho mình. Nói cách khác, chúng ta đang chuyển hướng từ việc bán các sản phẩm cạnh tranh, sang bán các sản phẩm ít cạnh hơn đến đúng “đại dương xanh” của mình.

2. CHỌN NHÀ CUNG CẤP KHÔNG TỐT

👉 Chốt được sales với khách hàng đã khó, nhưng để cung cấp sản phẩm với trải nghiệm tốt thì cũng không phải dễ dàng gì. Xét về trải nghiệm tổng thể, Dropshipping chính là bán hàng online ở quy mô quốc tế. Nếu anh em cho rằng suppliers có nhiệm vụ làm tốt tất cả các khâu sau khi đơn hàng đã được lên và chúng ta chỉ việc ngồi đó chờ tiền về, thì đó là suy nghĩ sai lầm. Có rất nhiều sai sót có thể xảy ra trong quá trình hàng đến tay khách. Ví dụ như:

  • Đơn hàng bị hỏng hóc, thất lạc, …
  • Thời gian ship hàng quá lâu
  • Đóng gói kém
  • Vận chuyển sai đơn hàng

👉 Khách hàng chỉ biết rằng mặt hàng họ mua được cung cấp bởi cửa hàng của chúng ta, chứ không hề quan tâm đến đơn vị vận chuyển. Bởi vậy, anh em có trách nhiệm theo dõi đơn hàng ngay cả sau khi khách hàng đã trả tiền. Anh em phải chọn ra những supplier uy tín. Có khả năng cung cấp hàng hóa chất lượng, thời gian vận chuyển hợp lý so với mức giá, fulfill chuẩn đơn, …

3. CHƯA CHÚ TRỌNG VÀO STORE MARKETING

👉 Dẫu biết rằng, anh em newbie phải thử nghiệm tìm sản phẩm và quảng cáo rất nhiều trong giai đoạn đầu. Nhưng cả nhà chớ có quên, store marketing cũng đóng góp 1 phần không nhỏ vào khả năng chuyển đổi ra đơn hàng từ quảng cáo của anh em. Em sẽ điểm qua một số lỗi về store marketing mà anh em newbie hay gặp phải:

  • Thiếu đầu tư vào giao diện: Màu sắc không đồng nhất, bố cục lộn xộn, khiến người dùng khó nắm bắt nội dung
  • Không có offer hay promotion gì cho khách hàng: Làm giảm CTR vào sản phẩm, từ đó giảm tỷ lệ chuyển đổi ra đơn
  • Không có upsell, cross-sell trên cửa hàng: chớ coi thường, cross-sell có thể chiếm đến 30% doanh thu của nhiều anh em. Nếu anh em chưa có thời gian để đầu tư thì có thể bật Smart Upslel của Boost Upsell cũng rất ổn.

👉 Không có cách remarketing đến khách hàng: tìm khách hàng mới bao giờ cũng đắt hơn kéo lại các khách hàng đã biết đến cửa hàng, thật thiếu sót nếu bỏ qua các traffic quý giá này

👉 Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để có một store hoàn chỉnh, chuyển đổi cao thì anh em cũng cần tính toán rất nhiều. Hãy thử trả lời những câu hỏi như:

  • Khách hàng là ai? Họ cần gì từ trang này?
  • Khách hàng thấy gì từ trang này? Họ có đang thấy sản phẩm họ muốn tìm?
  • Hành động đầu tiên khách hàng sẽ làm khi thấy trang sản phẩm là gì?
  • Khách hàng cần thêm sản phẩm nào sau khi mua sản phẩm này?
  • Khách hàng sẽ ấn tượng với chương trình khuyến mãi nào?

👉 Có một cửa hàng chuyển đổi cao sẽ giúp anh em tăng tỷ lệ chuyển đổi ra đơn và có doanh thu để xoay vòng vốn cho đến khi chúng ta sẵn sàng scale cửa hàng của mình.

4.  QUẢN LÝ VÀ THỬ NGHIỆM QUẢNG CÁO KHÔNG HIỆU QUẢ

👉 Với 3 nguyên nhân đầu tiên, anh em có thể dễ dàng và chủ động khắc phục. Tuy nhiên, quảng cáo Facebook không hiệu quả mới là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại của nhiều anh em Dropshippers. Một số khó khăn hàng đầu mà chúng ta có thể kể đến như:

👉 Khi chạy ads cho Dropshipping hay chạy Facebook Ads nói chung, anh em cần thực sự “ăn ngủ” với quảng cáo. Khi lên camp cần có người watch ads thường xuyên từ 3-5 tiếng một lần trong ngày để đo lường hiệu quả phân phối của quảng cáo. Nếu không hiệu quả ngay trong ngày đầu tiên và ngày thứ 2 thì có thể tắt ads luôn để tránh tốn tiền mà không ra được sales. Bên cạnh đó, để đề phòng các rủi ro về tài khoản. Anh em cần chuẩn bị cho mình một lượng “nguyên liệu” kha khá từ via đến BM, thẻ ảo để đảm bảo luôn luôn có thể chạy quảng cáo vì chúng ta không biết khi nào tài khoản của mình sẽ bị khóa.

👉 Cuối cùng, phòng thì hơn chữa bệnh. Anh em hãy tham khảo thật kỹ các bí kíp nuôi via ngoại, sử dụng VPS, … để tăng độ trust cho tài khoản, hạn chế tối đa việc bị khóa quảng cáo. Một khi đã bị khóa thì hãy kiên nhẫn, kháng tài khoản về và liên tục lặp lại quá trình để đảm bảo chạy được quảng cáo bán hàng.

5. THIẾU VỐN, KHÔNG QUẢN LÝ ĐƯỢC NGUỒN VỐN

👉 Nghe thì có vẻ hiển nhiên, nhưng thiếu vốn là khó khăn mà mọi business phải đối mặt, bao gồm cả Dropshipping. Nhiều anh em newbie khi chạy ads sẽ gặp phải sự cạnh tranh đến từ các team lớn, dẫn đến việc bị vít đè, camp chạy không hiệu quả, đốt tiền mà không ra được sales. Những trường hợp như vậy anh em làm Dropshipping gặp không hề ít. Bởi vậy, nếu mọi người muốn đi lâu dài với Dropshipping, thì chúng ta cần chuẩn bị và quản lý tốt nguồn vốn của mình, đặc biệt là trong giai đoạn chưa tìm ra winning product, chưa có tiền để xoay vòng vốn. Anh em có thể tự trả lời những câu hỏi sau để tính được mình cần dùng tiền vào việc gì, dùng bao nhiêu tiền:

  • Mình cần mua/ chuẩn bị những gì để chạy Dropshipping? Có cách nào để giảm thiểu chi phí? Ví dụ như: Đăng ký các chương trình hỗ trợ từ các platform, tham gia các group referrer, mua chung với những anh em newbie khác, ghép team, …
  • Mình sẽ test những sản phẩm gì? Test hết bao nhiêu tiền? Mình sẽ đủ tiền test bao nhiêu lần? Khi hết tiền thì cần xoay từ đâu?

👉 Tất nhiên, những tính toán trước khi thực sự chạy Dropshipping chỉ mang tính lý thuyết. Nhưng những bảng cân đối tài chính là không hề thừa để anh em có được những hình dung cơ bản về những khó khăn mình phải đối mặt.

Bán Dropshipping cũng như kinh doanh. Sẽ không có một công thức nào đúng với tất cả mọi người. Làm Dropshipping là giải quyết vấn đề và phải nghĩ ra giải pháp hàng ngày. Một khi đã bắt tay vào làm, anh em hãy luôn dành khoảng thời gian cho mọi vấn đề của hàng ngày của doanh nghiệp: winning products, fulfillment, customer service, quảng cáo và cổng thanh toán. Tuy sẽ khó khăn và vất vả hơn nhưng chỉ cần không bỏ cuộc, anh sẽ tìm ra công thức riêng cho mình để chinh phục hành trình Dropshipping.

Chúc anh em luôn kiên trì, chịu khó để từng bước thành công với Dropshipping

Theo Tram Chu Ngoc

HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO THUÊ VPS MMO

Zalo - Phone - Telegram 0902282206 - Skyper: truongsinhnb - Facebook.com/vpsmmonb